Thu nhỏ cánh tay cho bệnh nhân phù bạch mạch, bác sĩ chỉ ra các dấu hiệu dễ nhận biết bệnh
GĐXH - Bệnh nhân nữ 67 tuổi tại Hà Nội đã được tiến hành điều trị sưng viêm, phù bạch mạch và thu nhỏ cách tay giúp thuận tiện trong vận động, di chuyển.
Thu nhỏ cánh tay cho bệnh nhân phù bạch mạch
Ngày 11/12, theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ của bệnh viện đã tiến hành thu nhỏ cánh tay thành công cho bệnh nhân phù bạch mạch (bạch mạch còn gọi là mạch bạch huyết). Mang lại sự hài lòng, tự tin cho người bệnh thoát khỏi cảnh đau đớn, đi lại khó khăn do bị phù bạch mạch.
Đó là trường hợp bệnh nhân nữ 67 tuổi, trú tại Hà Nội. Bệnh nhân đã cởi bỏ được sự nặng nề, đau đớn, bất tiện nhiều năm trong sinh hoạt do cánh tay bị sưng phù, sẹo co kéo, di chứng sau điều trị ung thư vú. Sau hơn 20 năm điều trị ung thư vú, khoảng 5 năm gần đây cánh tay phải bệnh nhân bị sưng phù nề, đường kính to hơn tay trái 3 - 4cm, sẹo co kéo vùng hố nách, thậm chí xuất hiện rò rỉ dịch mủ, nhiễm khuẩn huyết khiến bà đau đớn, khó khăn, bất tiện trong vận động, di chuyển.
Tìm hiểu và được bạn bè, người quen tư vấn, bà đã đến Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai để được can thiệp, xử trí. Tại đây, không chỉ được thăm khám và tư vấn pháp đồ điều trị kỹ lưỡng, bà cũng rất hài lòng với chất lượng, tận tâm, tận tuỵ của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng Khoa.
Người bệnh chia sẻ: "Không chỉ được giải phóng các vấn đề sưng viêm, phù bạch huyết mà còn được các bác sĩ tạo hình thẩm mỹ thon gọn cách tay. Hơn thế, xử trí sẹo co kéo vùng hố nách, giúp tay phải có thể duỗi thẳng và giơ lên được như bình thường".

Chăm sóc, thay băng cho người bệnh sau khi phẫu thuật phù bạch huyết. Ảnh: BVCC
Phù bạch mạch có nguy hiểm không?
Theo PGS.TS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (Bệnh viện Bạch Mai), phù bạch huyết cánh tay phải là di chứng sau điều trị ung thư vú (chiếm khoảng 10 - 15%). Đặc biệt, tình trạng này có thể xuất hiện trên người bệnh có nạo hạch vùng nách và nguy cơ tăng cao khi có thêm phương pháp điều trị bằng xạ trị. Phù bạch huyết cánh tay không chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn chặn các triệu chứng khác, phòng ngừa các tổn thương thứ phát ở cánh cẳng bàn tay.
Phù bạch huyết cánh tay là hiện tượng tích tụ, ứ đọng dịch trong hệ bạch huyết, dẫn đến cánh tay bị phù to. Người bệnh có cảm giác đau đớn, các chi khó cử động và di chuyển, gây khó khăn trong sinh hoạt, quan trọng là phòng ngừa các tổn thương trên tay. Bệnh có thể xuất hiện vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi điều trị ung thư và trở thành di chứng vĩnh viễn về sau nếu không phòng ngừa, phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Những đối tượng có sự can thiệp của bất kỳ thủ thuật nào làm tổn hại đến mạch bạch huyết đều có thể gây phù. Tuỳ độ nặng nhẹ mà có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau: Sưng toàn bộ hoặc một phần cánh tay; Đau thắt nặng nề; Nhiễm trùng tái lại nhiều lần; Vùng da phù cứng và dày lên. Nhiều trường hợp kích thước cánh cẳng bàn tay thay đổi làm ảnh hưởng chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Điều trị phù bạch huyết tập trung vào việc giảm sưng nề và kiểm soát các triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các liệu pháp như: Vận động các bài tập nhẹ nhàng để kích thích dòng chạy bạch huyết cải thiện sự lưu thông. Xoa bóp bạch huyết, sử dụng băng ép, chăm sóc da, phẫu thuật, hút mỡ, ghép hạch bạch huyết, sử dụng thuốc…
Phòng tránh bệnh phù bạch mạch bằng cách nào?
Phù bạch huyết hoàn toàn có thể phòng tránh, kiểm soát các triệu chứng để có một cuộc sống bình thường. PGS. TS Việt Dung khuyên người bệnh nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu sưng ở cánh tay, cẳng chân, bàn tay, ngón tay, cổ hoặc ngực… Đây là những dấu hiệu để nhận biết phù bạch huyết.
Trong cuộc sống, sinh hoạt nên tránh các vấn đề: Tránh lấy máu, tiêm, truyền tĩnh mạch từ cánh tay có nguy cơ mắc bệnh phù bạch huyết. Không tắm nước nóng quá lâu, dùng túi chườm hoặc các biện pháp điều trị bằng nhiệt. Không mát xa quá mạnh vùng có nguy cơ phù bạch huyết và hạn chế để cánh tay tiếp xúc với ánh nắng. Không mang vác vật nặng hoặc đeo túi trên vai.
Không mặc quần áo hoặc đeo trang sức quá chật. Nâng tay lên cao khi ngủ và thay đổi thường xuyên tư thế, tránh nằm nghiêng hoặc ngồi tựa lâu vào cánh tay. Nên mang dụng cụ bảo hộ, bảo vệ tay khỏi chấn thương. Áp dụng chế độ ăn cân bằng, ít muối và duy trì lối sống lành mạnh.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nguy cơ của phù bạch mạch như nêu ở trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.