Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội chứng không có dấu vân tay khiến nhiều người khốn khổ

Chủ nhật, 09:22 10/01/2021 | Sống khỏe

Anh Apu (22 tuổi) không thể lấy bằng lái xe, mua sim điện thoại vì không có vân tay.

Apu Sarker rộng mở lòng bàn tay trong cuộc gọi điện video từ nhà riêng của anh ở Bangladesh. Thoạt đầu không có gì bất thường, nhưng khi nhìn kỹ hơn, người xem thấy đầu ngón tay anh nhẵn bóng.

Hội chứng không có dấu vân tay khiến nhiều người khốn khổ - Ảnh 1.

Bốn thế hệ gia đình Apu không có dấu vân tay

Apu, 22 tuổi, nhân viên y tế, sống cùng gia đình tại một ngôi làng ở phía bắc quận Rajshahi. Ông nội và cha của Apu đều là nông dân.

Những người đàn ông trong gia đình Apu có chung một đột biến gen hiếm khiến họ không có dấu vân tay.

Vào thời ông nội của Apu, không có dấu vân tay không phải là vấn đề lớn.

Nhưng qua nhiều thập kỷ, những đường vân nhỏ xoay quanh đầu ngón tay đã trở thành dữ liệu sinh trắc học được thu thập nhiều nhất trên thế giới. Vân tay được sử dụng cho mọi hoạt động, từ đi qua sân bay đến bỏ phiếu và mở điện thoại thông minh.

Năm 2008, khi Apu vẫn còn là một cậu bé, Bangladesh đã cấp thẻ căn cước cho tất cả người lớn và cơ sở dữ liệu yêu cầu phải có dấu vân tay. Các nhân viên bối rối không biết làm thế nào để cấp thẻ cho cha của Apu, Amal Sarker. Cuối cùng, ông Amal nhận được một tấm thẻ có đóng dấu "không có vân tay".

Hội chứng không có dấu vân tay khiến nhiều người khốn khổ - Ảnh 2.

Bàn tay không có dấu vân của ông Amal

Năm 2010, dấu vân tay trở thành bắt buộc đối với hộ chiếu và bằng lái xe. Sau nhiều lần cố gắng, ông Amal đã lấy được hộ chiếu khi xuất trình giấy chứng nhận của hội đồng y tế.

Tuy nhiên, ông chưa bao giờ sử dụng hộ chiếu, một phần vì lo sợ những vấn đề có thể gặp phải ở sân bay. Ông chưa bao giờ lấy được bằng lái xe. "Tôi đã nộp phí, thi đậu nhưng họ không cấp bằng vì không cung cấp được dấu vân tay", anh nói.

Ông Amal mang theo biên lai đóng phí thi bằng lái xe nhưng không phải lúc nào tờ giấy đó cũng giúp ích cho ông. Ông đã bị phạt hai lần. Cảnh sát ngạc nhiên khi nhìn thấy đầu ngón tay phẳng mịn của ông Amal nhưng vẫn quyết định phạt.

Năm 2016, Chính phủ Bangladesh bắt buộc phải đối chiếu dấu vân tay với cơ sở dữ liệu quốc gia để mua sim điện thoại.

“Họ có vẻ bối rối khi tôi đi mua sim, phần mềm vô hiệu mỗi khi tôi đặt ngón tay lên cảm biến”, Apu cười gượng. Tất cả các thành viên nam trong gia đình Apu hiện sử dụng thẻ sim của mẹ anh.

Tình trạng không có vân tay của gia đình Sarker được gọi là Adermatoglyphia. Hội chứng này được biết đến rộng rãi vào năm 2007 khi một cô gái Thụy Sĩ, hơn 20 tuổi, gặp khó khăn lúc nhập cảnh vào Mỹ. Khuôn mặt của cô khớp với ảnh trên hộ chiếu nhưng nhân viên hải quan không thể ghi nhận bất kỳ dấu vân tay nào.

Khi nghiên cứu, giáo sư Peter Itin (Thụy Sĩ) phát hiện người phụ nữ và 8 thành viên trong gia đình của cô có cùng một tình trạng kỳ lạ - không có vân tay và tuyến mồ hôi ở bàn tay suy giảm.

Giáo sư Itin nói: “Các trường hợp như vậy rất hiếm, chỉ ghi nhận một vài ca”.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu phát hiện gen Smarcad1 đã bị đột biến trong 9 thành viên gia đình không có vân tay. Họ xác định đó là nguyên nhân của căn bệnh hiếm gặp. Sự đột biến này dường như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ngoài sự biến mất của dấu vân tay.

Căn bệnh này được đặt tên là Adermatoglyphia nhưng Giáo sư Itin gọi nó là "căn bệnh trì hoãn nhập cư", sau khi bệnh nhân đầu tiên của ông gặp khó khăn khi đến Mỹ.

Hội chứng không có dấu vân tay khiến nhiều người khốn khổ - Ảnh 3.

Anu, em trai của Apu, cũng không có vân tay

Một bác sĩ da liễu ở Bangladesh chẩn đoán tình trạng của gia đình Apu là bệnh dày sừng lòng bàn tay bẩm sinh. Giáo sư Itin tin rằng gia đình Apu bị Adermatoglyphia thứ phát, gây khô da và giảm tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân.

Đối với những người trong gia đình Apu, đời sống xã hội dường như ngày càng trở nên khó hòa nhập hơn, thay vì phát triển để phù hợp với tình trạng của họ. Amal, bố của Apu, cảm thấy có lỗi với các con của mình.

“Tôi và các con trai của tôi gặp đủ vấn đề, đối với tôi, điều này thực sự rất đau đớn", ông nói.

Cha con Apu gần đây đã nhận được thẻ căn cước mới do Chính phủ Bangladesh cấp, sau khi xuất trình giấy chứng nhận y tế. Thẻ sử dụng dữ liệu sinh trắc học khác - quét võng mạc và nhận dạng khuôn mặt.

Nhưng họ vẫn không thể mua sim điện thoại hoặc lấy bằng lái xe và để có được hộ chiếu là một quá trình lâu dài, vất vả.

Apu cho biết: "Tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải giải thích tình trạng của mình nhiều lần. Tôi đã hỏi nhiều người để xin lời khuyên, nhưng không ai cho tôi câu trả lời xác đáng".

“Có người gợi ý tôi đi kiện. Nếu mọi giải pháp đều thất bại, đó là điều tôi có thể phải làm".

Apu hy vọng anh sẽ nhận được hộ chiếu. Anh rất thích đi du lịch ở các nơi bên ngoài Bangladesh.

Theo An Yên 

BBC/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

Top