Hội nghị Dân số Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6
GiadinhNet - Từ ngày 16 – 20/9/2013, tại Băng Cốc, Thái Lan diễn ra Hội nghị Dân số Châu Á - Thái Bình Dương (APPC) lần thứ 6 được tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Hội nghị tập trung hơn 400 đại biểu, bao gồm các Bộ trưởng, đến từ hơn 45 quốc gia và các bên liên quan như các tổ chức xã hội dân sự nhằm tập trung tìm kiếm các giải pháp mới cho người dân trong khu vực và những thách thức của phát triển. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm sau khi hội nghị APPC đầu tiên được tổ chức vào năm 1963 và đóng góp một phần vào báo cáo tổng kết 20 năm Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) năm 1994 của Liên Hợp Quốc (LHQ).
Tránh được “quả bom dân số”
![]() |
TS Babatunde Osotimehin - Phó Tổng thư ký LHQ, Giám đốc điều hành UNFPA phát biểu tại Hội nghị. |
Từ nửa thế kỷ trước, thế giới đã được cảnh báo về sự bùng nổ sắp xảy ra của "quả bom dân số" và những lo ngại về nạn chết đói hàng loạt sẽ xảy ra đối với nhân loại cũng như xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn… do dân số quá đông. Tại thời điểm đó, khu vực châu Á được coi là điểm nóng cốt lõi của vấn đề dân số với số con trung bình của mỗi phụ nữ là khoảng 5 con. Dân số khu vực Châu Á được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 33 năm.
Nhiều nước đã giải quyết vấn đề bùng nổ dân số bằng cách triển khai các chương trình kiểm soát sự gia tăng dân số. Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (gọi tắt là ICPD) năm 1994 với sự tham dự của 179 chính phủ là cột mốc quan trọng đánh dấu việc chuyển hướng các chương trình về "kiểm soát dân số" sang việc phát triển lấy con người làm trọng tâm. Tại hội nghị này, Chương trình hành động ICPD được thành lập và lần đầu tiên khẳng định mối liên kết không thể tách rời giữa dân số và phát triển chính sách với mục tiêu cụ thể tập trung vào các vấn đề liên quan đến tình dục và sức khỏe sinh sản từ quan điểm của các quyền con người.
Cả TS Noeleen Heyzer và TS Babatunde Osotimehin đều cho rằng, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể tự hào về thành công của mình: Hiện nay một người phụ nữ trung bình có khoảng 2 con thay vì 5 con như trước đây. Tuổi thọ trung bình cũng tăng lên đáng kể. Nếu 50 năm trước đây, tuổi thọ trung bình của một người bình thường là 45 tuổi thì hiện nay tuổi thọ trung bình của phụ nữ là 72 tuổi và của nam giới là 68 tuổi. Tỷ lệ của nam và nữ đi học bậc tiểu học là gần như bằng nhau.
Những thách thức phải đối mặt
Tuy nhiên thành công bao giờ cũng đi cùng những thách thức mới. Các Phó Tổng thư ký cảnh báo: Mối lo ngại hiện nay không chỉ tập trung vào vấn đề bùng nổ dân số mà còn là những mối quan hệ phức tạp giữa dân số và sự phát triển.
Tuổi thọ người dân tăng lên và mức sinh giảm dẫn đến tình trạng già hóa dân số nhanh chóng trong khu vực. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Một số quốc gia có nguy cơ già hóa dân số trước khi trở thành quốc gia có điều kiện kinh tế tốt hơn. Theo dự báo, số người cao tuổi ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050 với 1,2 tỷ người. Tại khu vực Đông Á, cứ 3 người sẽ có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Ngoài ra, cũng vào năm 2050, chúng ta sẽ chỉ có 3,5 người làm việc để hỗ trợ 1 người cao tuổi, so với 10 người làm việc như hiện nay. Do đó khu vực này cần có một giải pháp cấp bách để giải quyết những vấn đề liên quan đến già hóa dân số.
Đưa con người làm trọng tâm nhằm xây dựng một cuộc sống tốt hơn phải tiếp tục được ưu tiên, điều này giúp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giải quyết những thách thức đang phải đối mặt liên quan đến dân số và phát triển. Mặc dù cơ hội cho “thời kỳ nhân khẩu học” đã trôi qua ở một số nước, song nó lại là cơ hội cho các nước khác. Tại khu vực Nam Á, khoảng một nửa dân số vẫn còn ở độ tuổi dưới 25. Với sự kết hợp hợp lý của các chính sách phù hợp, bao gồm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và tăng cường hiệu quả của quá trình chuyển đổi từ trường học đến nơi làm việc, chúng ta vẫn có thể gặt hái được những thành công từ thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” này.
Tăng cường dịch vụ chăm sóc SKSS đến người dân
![]() |
Các đại biểu cùng tập trung tìm kiếm các giải pháp trước những thách thức mới, vì sự phát triển bền vững trong khu vực. |
Thiếu thông tin liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh sản cũng như việc hạn chế tiếp cận với các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn. Những thiếu hụt và hạn chế này khiến cho hàng triệu người có nguy cơ nhiễm HIV, đặc biệt là các nhóm dân số có nguy cơ cao như những người tiêm chích ma túy, người mua và bán dâm, quan hệ tình dục đồng tính nam và những người chuyển giới. Điều này có nghĩa rằng chúng ta cần phải có một chương trình giáo dục giới tính đầy đủ và cụ thể cũng như ưu tiên gia tăng các quyền tiếp cập với các biện pháp tránh thai.
Ngoài ra, các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục cũng phải hướng tới những đối tượng là phụ nữ đã lập gia đình mà không có con, phụ nữ chưa lập gia đình và trẻ em gái, cũng như nam giới và trẻ em trai. Đây là một phần của hệ thống y tế công cộng lồng ghép giữa các dịch vụ chữa bệnh, dự phòng và thúc đẩy chăm sóc sức khỏe y tế. Mặc dù các nước trong khu vực đã có những tiến bộ đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, tuy nhiên tại một số quốc gia tỷ lệ phụ nữ chết trong quá trình sinh con vẫn còn cao. Tại nhiều nơi trong khu vực, vẫn còn tình trạng cứ 200 bà mẹ thì có 1 bà mẹ tử vong trong quá trình sinh nở.
ESCAP và UNFPA khuyến cáo, các quốc gia trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương cần phải kết hợp tốt hơn những phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong kế hoạch phát triển bền vững dài hạn và toàn diện của mình để giải quyết những vấn đề liên quan biến động dân số, bao gồm cả tác động của biến đổi khí hậu.
Quan trọng hơn cả, để đáp ứng được những thách thức của khu vực, cần phải giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng của phụ nữ và tất cả các nhóm dân số chưa được bao gồm trong quá trình phát triển.
Chung tay vì sự phát triển bền vững
Làm thế nào để cùng chung tay giải quyết những thách thức mới và còn tồn tại dai dẳng này? Câu hỏi này sẽ được trả lời tại Hội nghị Dân số Châu Á - Thái Bình Dương (APPC) lần thứ 6 này. Kết quả của Hội nghị sẽ góp phần định hình các chính sách về dân số và phát triển vì một tương lai mà chúng ta mong muốn.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.