Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo quốc tế Tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN

Thứ ba, 17:45 17/11/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Hội thảo nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về già hóa dân số trong cộng đồng ASEAN, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao nhận thức về vấn đề già hóa dân số cũng như đưa ra các khuyến nghị chính sách về tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy già hóa năng động, khỏe mạnh…

Già hóa dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang có sự gia tăng cả về quy mô và tỷ lệ người cao tuổi trong dân số. Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, năm 2020, thế giới có khoảng 727 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,3% tổng dân số thế giới.

Con số này sẽ tăng lên hơn gấp đôi vào năm 2050, đạt hơn 1,5 tỷ người cao tuổi, chiếm 16% dân số thế giới. Đến giữa thế kỷ này, cứ 6 người sẽ có một người trên 65 tuổi.

Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đang có hơn 45 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 7% tổng dân số ASEAN (năm 2019). Con số này sẽ tăng lên là 132 triệu người, chiếm 16,7% tổng dân số ASEAN vào năm 2050.

Hội thảo quốc tế Tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN - Ảnh 2.

Già hóa dân số mang lại cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia


Thời điểm hiện tại, có 4 quốc gia thành viên ASEAN gồm Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đang trong giai đoạn già hóa dân số. Tuy nhiên, đến năm 2050, tất cả các quốc gia này sẽ trở thành quốc gia siêu già, trong khi các quốc gia thành viên khác như Indonesia, Campuchia, Philippines, Brunei... sẽ đang ở thời kỳ già hóa dân số hay dân số già.

Riêng tại Việt Nam, nước ta bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7% tổng dân số. Hiện con số này là 7,4 triệu người cao tuổi, chiếm 7,7% tổng dân số. Tỷ lệ này sẽ tăng lên thành 22,3 triệu người cao tuổi, chiếm 20,4% vào năm 2050.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Nếu các nước phát triển phải mất một thế kỷ hoặc vài thập kỷ để chuyển đổi từ 7% lên 14% dân số ở độ tuổi 65 như Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Úc (73 năm), Mỹ (69 năm), Canada (65 năm), Anh (45 năm) ...Việt Nam sẽ chỉ mất 18 năm.

Già hóa dân số mang lại cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ hội, già hóa dân số có thể tạo ra các thị trường mới như trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, du lịch với những nhóm khách đặc thù. Già hóa dân số cũng thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý bối cảnh thiếu hụt lực lượng lao động tại một số quốc gia.

Mặt khác, già hóa dân số cũng mang đến những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng... đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm, cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạn chức năng... cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Hội thảo quốc tế Tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN - Ảnh 3.

Chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi để thích ứng với quá trình già hóa dân số.


Trong bối cảnh hiện nay, Đại dịch COVID-19 đang càn quét khắp thế giới, nguy cơ tử vong do căn bệnh này ở người cao tuổi cao hơn các nhóm dân số khác, dù có sự khác nhau tại mỗi nước.

Nằm trong khuôn khổ năm ASEAN, Việt Nam phối hợp cùng các đối tác tổ chức Hội thảo quốc tế "Tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hóa năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN".

Mục tiêu của Hội thảo nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về già hóa dân số trong cộng đồng ASEAN (bao gồm thực trạng, xu hướng, tình trạng sức khỏe, sức khỏe tâm thần, nhu cầu chăm sóc và tình hình chăm sóc người cao tuổi của các quốc gia thành viên ASEAN và nhất là trong bối cảnh COVID-19); chia sẻ kinh nghiệm nâng cao nhận thức về vấn đề già hóa dân số trong cộng đồng ASEAN; phối hợp giữa các bên liên quan để thúc đẩy quá trình già hóa tích cực lành mạnh trong cộng đồng ASEAN.

Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị chính sách cho ASEAN về tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy già hóa năng động, khỏe mạnh và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi trong cộng đồng ASEAN; khuyến nghị chính sách cho ASEAN về tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan trong việc thúc đẩy quá trình già hóa năng động và khỏe mạnh trong cộng đồng ASEAN.

Hội thảo cũng là thời điểm thích hợp để tái khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi và tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan trong khu vực.

Hội thảo với sự tham dự của Ban Thư ký ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN, các cơ quan Liên Hợp Quốc, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các học giả và các bên liên quan khác ở Việt Nam và khu vực tham dự Hội thảo này.

Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày 18-19/11/2020 tại Khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top