Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh

Thứ tư, 10:14 27/03/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 27/3, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh.

Tham dự Hội thảo có ông Sơn Minh Thắng – Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ; các vụ, đơn vị Bộ Y tế; đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ Nội vụ, UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, UB Pháp luật của Quốc hội, Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Viện Dân số và các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân)…
 
Hội thảo về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh 1

Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của Ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng Luật Dân số và đơn vị đánh giá thực hiện Pháp lệnh dân số; những chuyên gia đầu ngành về Dân số đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore…

Đây là cơ hội để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về khả năng biến động mức sinh, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng; chính sách thích ứng với mức giảm sinh; những bài học thành công và chưa thành công của các nước. Kết quả tại Hội thảo sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan luật pháp các bằng chứng từ các nghiên cứu và quá trình thực hiện chính sách của các quốc gia đã từng trải qua thời kỳ thay đổi nhân khẩu học tương tự như Việt Nam.
 
Ngoài ra, một số khuyến nghị về chính sách cũng được chia sẻ tại Hội thảo. Điều này sẽ giúp Việt Nam trong việc xây dựng khung chính sách và luật pháp toàn diện hơn để giải quyết các thách thức của việc giảm sinh.
Phát biểu định hướng Hội thảo, TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết: Theo Nghị quyết của Quốc hội và theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ chuẩn bị xây dựng dự thảo Luật Dân số trình Quốc hội vào năm 2014. Đây là một việc hệ trọng của Bộ Y tế trong năm 2014.
 
Hội thảo về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh 2
TS Dương Quốc Trọng phát biểu định hướng Hội thảo
 
Để chuẩn bị cho việc xây dựng dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức hội thảo ngày hôm nay cũng nhằm mục đích tham khảo những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, có tình hình công tác dân số, có văn hóa tương đồng như Việt Nam. Những nước này đã đi trước chúng ta để chúng ta tham khảo những kinh nghiệm thành công cũng như không thành công để Việt Nam xây dựng Dự luật Dân số trong thời gian tới.

Tổng cục trưởng cũng cho rằng, buổi hội thảo hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng để những người làm công tác dân số nói riêng và những người hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, định hướng cho tương lai và đặc biệt trong việc xây dựng Luật thảo Dân số trong thời gian tới.
Công tác Dân số của Việt Nam chúng ta được tiến hành từ ngày 26/12/1961 với Quyết định số 216 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng. Trong 50 năm qua, chúng ta làm công tác dân số hầu như chỉ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất là giảm sinh và chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức tốt đẹp, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH chung của cả nước. Số con trung bình giảm từ 6,3 con từ khi chúng ta bắt đầu làm công tác Dân số đã giảm xuống 2 con (2010).
 
Chỉ tính riêng trong 20 năm qua, theo các nhà khoa học tính toán, chúng ta đã tránh sinh được 18 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển KTXH nói chung, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
 
Tuy nhiên, những thành quả đó lại tạo ra thách thức mới. Do chúng ta làm tốt công tác giảm sinh, nên tỷ lệ cũng như số lượng tuyệt đối về trẻ em đã giảm rõ rệt sau 20 năm, đặc biệt là 10 năm qua. Số trẻ em trước đây trong thời kỳ tăng sinh đến nay đã bước vào độ tuổi lao động, vì vậy số người trong độ tuổi lao động trong giai đoạn hiện nay và khoảng trong 30 năm tới sẽ đạt giá trị cực đại. Như vậy, chúng ta đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Làm sao tận dụng cho được cơ cấu dân số vàng để cất cánh bay lên là một bài toán khó trong thời gian tới.

Cũng do sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chất lượng chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Nếu so với 50 năm trước, tuổi thọ người dân Việt Nam đã tăng từ 40 tuổi (năm 1961) lên 73 tuổi (năm 2010), có thể nói đây là kỳ tích của Việt Nam trong việc nâng cao tuổi thọ. Vì vậy, tỷ lệ, số lượng người cao tuổi đã đang và sẽ tăng lên một cách nhanh chóng trong thời gian tới, đó là niềm tự hào những cũng là thách thức, sức ép mới về cơ cấu dân số, già hóa dân số.

Bên cạnh đó, do sự tiến bộ của khoa học công nghê, người dân đã biết chọn sinh ít con nhưng trong đó phải có con trai, nên tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) tăng lên  nhanh chóng. Đây là vấn đề nóng nhất trong công tác dân số hiện nay của Việt Nam. Tình hình này cũng gặp phải ở những quốc gia láng giềng. Vì vậy, trong hội thảo này chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra hướng đi cho công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới để đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác Dân số mang một tầm chiến lược, dài hơi chứ không phải tư duy nhiệm kỳ. Những gì trước đây cha anh chúng ta làm tốt, hôm nay chúng ta được hưởng, đặc biệt là việc giảm sinh. Những gì hôm nay chúng ta làm tốt, con cháu chúng ta sẽ được hưởng, và ngược lại. Công tác dân số trong thời gian tới còn nhiều khó khăn, phức tạp, thách thức gấp bội so với giai đoạn trước.

Việt Nam sẽ làm gì trong bối cảnh đó khi mức sinh đã giảm và đạt mức sinh thay thế. Có tiếp tục giảm sinh nữa không, hay chúng ta dừng lại ở đây hay đã chuyển sang giai đoạn khuyến sinh? Đây là những câu hỏi đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách dân số trong thời gian tới.

Tính chung trong cả nước, tổng tỷ suất sinh của chúng ta là 2 con nhưng còn sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng miền. Nếu TP HCM và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ hiện nay mức sinh đã ở xung quanh mức 1,5 - 1,6 con. Thậm chí, ở TP HCM đã giảm từ 1,45 con (2009), xuống còn 1,3 con (2011). Những tỉnh xung quanh lại còn 1,6 con; trong khi đó, những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao. Tỷ suất sinh thô chúng ta hiện nay là 16-17%o, nhưng tỷ suất này ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn rất cao, xung quanh 30%o, gần gấp đôi so với mức trung bình cả nước. Các chỉ số khác như tỷ suất chết mẹ, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi cũng còn rất cao.

Như vậy có sự khác nhau rất rõ rệt về các chỉ số về y tế, dân số giữa các tỉnh, vùng miền, vậy điều hành chính sách dân số này như thế nào để cả đất nước ta, mọi người dân Việt Nam đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có chất lượng dân số một cách tốt nhất? Đây là bài toán rất khó đối với ngành Y tế nói chung trong đó có ngành Dân số phải đương đầu trong thời gian tới.

Tỷ số GTKS cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền. Đơn cử như TP HCM, nếu chúng ta nói rằng tổng tỷ suất sinh càng giảm, thì tỷ số GTKS càng tăng, thì điều đó lại ngược lại. Năm 2009, TFR của TP HCM là 1,45 con, tỷ số GTKS là 110 bé trai/100 bé gái, thì năm 2011, TFR của TP HCM giảm còn 1,3 con, tỷ số giới tính khi sinh là 106/100. Điều này không thể lý giải.

Trong khi đó các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tỷ suất sinh thô tăng, tỷ số GTKS tăng vọt, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cũng tăng.

Vì vậy cần có giải pháp thích ứng từng vùng, miền đặc biệt là các tỉnh, chúng ta mới đáp ứng được sự phát triển hài hòa và tương đối đồng đều giữa các vùng miền, và đảm bảo cho mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng dễ tổn thương tiếp cận được các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ y tế, trong đó có chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Đây là một bài toàn khó trong công tác Dân số.

Vấn đề cơ cấu dân số sau này như thế nào để chúng ta có một cơ cấu hợp lý tránh tình trạng thiếu nguồn nhân lực trong tương lai, tránh già quá mức không có người lao động. Chúng tôi hi vọng được nghe ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước để học tập, xây dựng chính sách trong thời gian tới.

Mandeep K. O'Brien, Quyền trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ: Trong các thập kỷ gần đây, mức sinh đã giảm với tốc độ nhanh chóng ở đa số các quốc gia đang phát triển. Nhìn chung, tổng tỷ suất sinh (TFR) của các quốc gia Đông Á đã giảm từ 5 con hoặc cao hơn trên một phụ nữ trong giai đoạn 1965-1970 xuống dưới mức sinh thay thế trong giai đoạn 2005-2010. Nhiều quốc gia châu Á nơi mà mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan đang phải đối mặt với thách thức về việc thiếu lao động và năng suất lao động trong tương lai, việc này có khả năng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các thế hệ đang già hóa.

Ở Việt Nam, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số cho thấy mức sinh đã giảm một cách nhất quán và đã xuống dưới mức sinh thay thế: 2,1 năm 2005; 2,03 năm 2009; 2,0 năm 2010 và 1,99 năm 2011. Đây là một thành tựu tuyệt vời của Chương trình quốc gia về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình trong những thập kỷ vừa qua. Hiện nay, Việt Nam đã có cơ hội nhân khẩu học đáng kể để thực hiện những lựa chọn đúng đắn về đầu tư kinh tế-xã hội cho dân số và phát triển bền vững. 
 
Hội thảo về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh 3
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ báo cáo tại Hội thảo
 
Bà Mandeep K. O'Brien cũng muốn nhấn mạnh bốn thông điệp chính sau đây:

Trước hết, cần phải có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa để tập trung vào việc giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng bằng việc đảm bảo tiếp cận phổ cập tới sức khỏe sinh sản và tình dục toàn diện và có chất lượng, đặc biệt là ở những vùng xa, và ở những dân tộc thiểu số và những nhóm dân số có trình độ học vấn thấp. Việc này, khi đó, sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các vùng và các nhóm dân tộc trong một số các chỉ số phát triển liên quan. 

Thứ hai, với sự suy giảm mức sinh nhanh chóng và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng cao, dân số Việt Nam đang già hóa rất nhanh và sẽ bắt đầu vào giai đoạn được gọi là “giai đoạn dân số già”  trong một thời gian ngắn. Các quốc gia đã trải qua xu hướng tương tự như Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan đã đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng những nhu cầu bảo trợ xã hội của dân số già hóa trong khi số người trong độ tuổi lao động đang thu hẹp lại.

Thứ ba, cùng với những xu hướng này chính là những lợi tức mà nhân khẩu học đem lại cho Việt Nam, còn được gọi là giai đoạn dân số vàng. Người trẻ tuổi chiếm khoảng 40% tổng dân số của Việt Nam, đây là một tỷ lệ cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay.  Đầu tư cho thanh niên trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng, bao gồm cả sức khỏe sinh sản và tình dục có thể mang lại những lợi ích giúp phát triển bền vững.

Thứ tư, Việt Nam đang trải qua thời kỳ chuyển đổi nhân khẩu học duy nhất trong lịch sử: nhóm dân số trẻ đông đảo; nhóm dân số cao tuổi đang tăng cao và mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính vì vậy, Luật Dân số sắp tới cần phải giải quyết các cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi nhân khẩu học duy nhất này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Cần phải áp dụng cách tiếp cận toàn diện đối với sự chuyển đổi nhân khẩu học này, đó là cách tiếp cận hướng tới sự phát triển bền vững và theo nguyên tắc tự nguyện và dựa trên quyền. UNFPA cam kết hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng các chính sách dân số, các chính sách này là một phần không thể thiếu của phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và tuân thủ nguyên tắc của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD PoA) và các Công ước quốc tế phù hợp khác mà Chính phủ Việt Nam là thành viên. 
 
Hội thảo về chính sách ứng phó với xu hướng giảm sinh 4
Bà Suwanee Khamman – Phó Tổng Thư ký Ban phát triển kinh tế và xã hội Quốc gia Thái Lan
báo cáo về xu hướng biến động mức sinh, phân tích các nhân tố chính và đáp ứng chính sách
 
Tại phiên buổi sáng, các đại biểu được nghe các diễn giả Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ báo cáo về Thành tựu, thách thức và định hướng chính sách Dân số Việt Nam; bà Suwanee Khamman – Phó Tổng Thư ký Ban phát triển kinh tế và xã hội Quốc gia Thái Lan báo cáo về xu hướng biến động mức sinh, phân tích các nhân tố chính và đáp ứng chính sách; GS Baochang Gu, Trung tâm Dân số và phát triển, đại học Renmin Trung Quốc báo cáo về Mức sinh, các nhân tố chính và chính sách về mức sinh; TS Youngtae Cho, Trường Y tế Công cộng, ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) báo cáo về Mức sinh thay đổi nhanh, các nhân tố chính và chính sách của Chính phủ Hàn Quốc.

Hội thảo sẽ diễn ra trong vòng 1 ngày.
 
Tin, ảnh: Võ Thu - Thanh Sơn
vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 3 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 4 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 4 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Thời sự - 4 giờ trước

Theo đại diện Bộ Nội vụ, cải cách tiền lương hiện còn một số vấn đề cần xin ý kiến như thống nhất 5 thang bảng lương và 9 nhóm phụ cấp chức vụ lãnh đạo quản lý, chế độ tiền lương thưởng của các cán bộ công chức, viên chức của lực lượng vũ trang.

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, mức trợ cấp ưu đãi được tăng từ 1/7/2024

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã có đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, bên cạnh đó còn được hưởng hàng loạt chính sách có lợi đi kèm.

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có được một căn nhà ổn định để sinh sống...

Miền Bắc sắp đón nắng nóng khắc nghiệt sau hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống

Miền Bắc sắp đón nắng nóng khắc nghiệt sau hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng giữa tháng 5 (15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt do áp thấp nóng phía Tây tiếp tục hoạt động mạnh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 4/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top