Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo về thích ứng với tình hình biến đổi dân số

Thứ ba, 18:00 14/07/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng nay (14/7) tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thích ứng với tình hình biến đổi dân số” do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Y tế phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.

Tham dự hội thảo có đại diện từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và các bộ ban ngành liên quan, có đại diện các đại sứ quán, viện nghiên cứu, và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo

Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế đến từ Úc, Mỹ, Đài Loan và Thái Lan để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và các nước trong khu vực. Các đại biểu thảo luận những vấn đề liên quan đến dân số, xu hướng nhân khẩu học, và tác động của sự biến đổi dân số đến phát triển bền vững.

Các đại biểu từ các ban, ngành Trung ương

Số liệu từ Tổng Điều tra Dân số năm 2009 và các cuộc khảo sát dân số quy mô rộng cho thấy Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản khá ấn tượng. Trung bình toàn quốc, mỗi phụ nữ Việt Nam chỉ có 2 con trong toàn bộ cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế.

Các đại biểu từ các ban, ngành Trung ương

Thành tựu về giảm tử vong bà mẹ và tử vong ở trẻ em của Việt Nam rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những khác biệt lớn giữa các địa phương. Tình trạng khác biệt này đang ngày càng gia tăng, kèm theo đó là những hình thức nghèo và tổn thương mới, yêu cầu phải có sự quan tâm lớn hơn từ các nhà hoạch định chính sách trong những năm tới.

Tại hội thảo, ông Đinh Văn Cương, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: "Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng, chúng ta đang đối mặt với các vấn đề mới như già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng cuộc sống của người dân, di cư và đô thị hóa nhanh chóng. Bây giờ là lúc Việt Nam cần chuyển hướng chính sách dân số từ chỗ chỉ đặt trọng tâm vào kiểm soát sinh sang trọng tâm gắn dân số với tất cả các mặt của phát triển, lồng ghép dân số vào lập kế hoạch phát triển nhằm tận dụng thành công những biến đổi trong dân số cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ phát triển bền vững".

Từ trái qua: Ông Đinh Văn Cương - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, bà Ritsu Nacken - Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế

Theo các chuyên gia quốc tế, những bằng chứng nghiên cứu tình hình các quốc gia cho thấy mức sinh ở Việt Nam sẽ tiếp tục giảm cho dù đã duy trì ở mức mỗi phụ nữ có 2 con trong vòng 10 năm gần đây. Đó là vì mức thu nhập, trình độ giáo dục, và tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng tăng. May mắn cho Việt Nam là không cần phải áp dụng chính sách khuyến sinh. Tuy nhiên, đây là cơ hội để chính sách dân số Việt Nam hướng đến hỗ trợ các cá nhân và cặp vợ chồng thực hiện hiệu quả quyết định sinh sản của mình, cho dù đó là sinh thêm con hay ngừng không sinh con nữa.

Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nguồn nhân lực, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của quốc gia.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc nói: “Việt Nam đã bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2010, đó là cứ 2 người trong độ tuổi lao động thì có một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên). Tuy nhiên, “cơ hội vàng” không tự chuyển hóa thành lợi tức cho nền kinh tế Việt Nam”. Bà cho biết Việt Nam cần phải có các chính sách phát kịp thời và đúng đắn để tận dụng cơ hội nguồn nhân lực dồi dào vì cơ hội vàng sẽ kết thúc sau năm 2040. Một chuyên gia trình bày trong hội thảo đã chia sẻ Việt Nam sẽ không thể tận dụng được cơ hội dân số vàng trong dân số nếu không cải thiện được năng suất lao động.

 

Những khuyến nghị chính sách tại hội thảo sẽ giúp đặt nền móng cho một chính sách dân số và phát triển toàn diện

Kết quả thảo luận tại hội thảo sẽ giúp cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách có được thông tin và bằng chứng khoa học từ nghiên cứu và từ kinh nghiệm thực tế của các quốc gia đã trải qua những giai đoạn biến đổi dân số tương tự Việt Nam. Những khuyến nghị chính sách được chia sẻ tại hội thảo sẽ giúp đặt nền móng cho một chính sách dân số và phát triển toàn diện để giải quyết các thách thức và tận dụng các cơ hội do biến đổi dân số ở Việt Nam mang lại.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Top