Hôm nay, bàn Hiến pháp tại nghị trường
GiadinhNet - Tiếp tục chương trình của kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 3/6 để thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – một trong những nội dung được cử tri cả nước quan tâm.
![]() |
Đại biểu tham luận tại phiên họp. |
Trước đó, Quốc hội đã dành cả ngày 27/5 cho các đại biểu thảo luận tại tổ. Nhiều nội dung quan trọng trong bản dự thảo đã được góp ý, đánh giá một cách nghiêm túc, thẳng thắn, như: Vấn đề tên nước; Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội; Quyền con người; Sở hữu đất đai; Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp...
Đối với điều 1, đa số ý kiến nhất trí tiếp tục giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các đại biểu cho rằng, tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7 năm 1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Việc giữ tên nước bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc hiệu quốc huy, con dấu, trên các văn bản, giấy tờ, đồng tiền,... ngoài ra, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Rất nhiều đại biểu như Ðỗ Bá Tỵ (Ðiện Biên), Dương Văn Thống (Yên Bái), Phạm Ðức Châu (Quảng Trị)… cho rằng, nếu đổi tên nước có thể bị xuyên tạc là chúng ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên Chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém.
Tại phiên thảo luận ở tổ, đa số ý kiến tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Các ý kiến cho rằng việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết.
Về lĩnh vực đất đai, trước khi ra hội trường, nội dung này cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Tinh thần chung là tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên, với việc thu hồi đất, nhiều đại biểu đề nghị trong dự thảo Hiến pháp cần có quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn để tránh bức xúc trong nhân dân.
Với chương 2, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhiều ý kiến đánh giá cao việc ghi nhận các quyền con người trong Dự thảo đã bao quát hầu hết các quyền cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngày 4/6, Quốc hội tiếp tục dành cả ngày thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Về Hội đồng Hiến pháp (Điều 120), Ủy ban dự thảo cho rằng quy định về Hội đồng Hiến pháp như trong Dự thảo không mâu thuẫn với quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nhiều đại biểu bày tỏ tán thành với sự cần thiết thành lập Hội đồng Hiến pháp, nhưng đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn đối với thiết chế này cho phù hợp. |
Việt Nguyễn

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 8 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 8 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 9 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.