Hà Nội
23°C / 22-25°C

Huyện Long Mỹ, Hậu Giang: Thắng lớn nhờ chuẩn bị tốt

Thứ sáu, 01:06 08/05/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Chiến dịch được triển khai từ đầu tháng 4, huyện Long Mỹ, Hậu Giang đã đạt nhiều kết quả tích cực, được Ban chỉ đạo tỉnh đánh giá tốt về khả năng tổ chức thực hiện, nhất là khâu tuyên truyền, vận động...

Chuyển biến từ nhận thức

Long Mỹ là huyện có tỷ lệ dân số đông nhất, nhì của tỉnh Hậu Giang; là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có ấp có đến 80% là người dân tộc Khmer. Do đó, nhận thức của người dân về công tác chăm sóc SKSS-KHHGĐ còn hạn chế. Mặt khác, việc tiếp cận, tuyên truyền cho họ cũng gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn.

Tuy nhiên, Chiến dịch năm nay, huyện Long Mỹ có nhiều bước tiến bộ và đổi mới; nhận thức của người dân được nâng lên so với những năm trước. Ông Danh Bá, ở ấp 10, xã Lương Nghĩa, thực hiện biện pháp đình sản từ năm 2007. Sau khi đình sản, ông thấy sức khỏe vẫn tốt, không bị ảnh hưởng gì, nên đã tích cực vận động người thân đi thực hiện KHHGĐ. Từ năm 2007 đến nay, ông Bá đã vận động được rất nhiều người trong xóm đi đình sản. Chiến dịch năm nay, ông Bá vận động ông Danh Cứ, ở ấp 10. Mặc dù không phải là cộng tác viên dân số, nhưng ông Bá vẫn tình nguyện đưa ông Cứ đến tận Bệnh viện Đa khoa Long Mỹ để thực hiện. Là người dân tộc, nên ông dễ gần gũi  tiếp xúc, vận động những người dân tộc tham gia. Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, nên đến thời điểm này, xã Lương Nghĩa đã thực hiện Chiến dịch năm 2009 đạt kết quả cao. Đặc biệt, chỉ tiêu đình sản đạt cao nhất huyện với 21/8 ca (đạt 263%).
 

Chiến dịch chăm sóc SKSS đã góp phần nâng cao nhận thức cho phụ nữ vùng xa (Ảnh: Dương Ngọc).

Tại xã Long Bình, nhiều chị em dù chỉ mới có một con hoặc đã có hai con nhưng một bề, cũng tự nguyện tham gia KHHGĐ. Chị Nguyễn Thị Dầy, sinh năm 1979, ở ấp Bình Hòa, xã Long Bình, mới sinh con gái được 5 tháng tuổi, hoàn cảnh gia đình cũng khá, nhưng chị đã đến trạm y tế thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai. “Sinh nhiều sợ sau này không nuôi tụi nó ăn học đàng hoàng được. Có ít con, điều kiện chăm sóc chắc chắn sẽ tốt hơn!” - chị Dầy nói. 

Huy động sức mạnh tổng hợp... 

Hiện đã có 8/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Long Mỹ đi vào thực hiện cao điểm Chiến dịch. Theo BCĐ Chiến dịch huyện Long Mỹ, đến thời điểm kết thúc đợt I (ngày 30/4), sẽ phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu cả chiến dịch. Đến nay, tiến độ chiến dịch rất khả quan, đặc biệt chỉ tiêu đình sản đã có 8/14 đơn vị hoàn thành và vượt sớm, đó là: Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A, Tân Phú, Xà Phiên, thị trấn Trà Lồng, Long Phú, Vĩnh Viễn, Lương Tâm. Trong đó, có hai đơn vị vượt chỉ tiêu đình sản cao nhất là Lương Nghĩa (21/8 ca) và Vĩnh Viễn A (11/6 ca) được BCĐ chiến dịch khen kịp thời.

Bí thư Đảng ủy xã Long Bình - ông  Nguyễn Văn Chiến cho biết: “Từ khi diễn ra chiến dịch, các ban, ngành, đoàn thể tham gia rất nhiệt tình. Chúng tôi xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo”.

 Nét mới ở huyện Long Mỹ trong chiến dịch năm nay là Trưởng ban Chỉ đạo Chiến dịch huyện phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo rất cụ thể, rõ ràng. Mỗi thành viên phải bám sát, thường xuyên kiểm tra địa bàn mình phụ trách. Nếu địa phương nào gặp khó khăn, trở ngại sẽ kịp thời chấn chỉnh xử lý, để không bị ảnh hưởng đến tiến độ chung của chiến dịch. Riêng các ban, ngành, đoàn thể cũng có kế hoạch hưởng ứng chiến dịch bằng nhiều hoạt động cụ thể, như: Chỉ đạo quán triệt trong ngành, đoàn thể không có người sinh con thứ 3 trở lên, có kế hoạch sinh con khoảng cách thưa; Đoàn viên, hội viên tích cực tham gia tuyên truyền, vận động đối tượng tại địa bàn dân cư nơi mình sinh sống.

 Ngoài ra, các đoàn viên, hội viên còn tham gia đưa đón đối tượng đến điểm thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Riêng Hội Chữ thập đỏ còn vận động các “mạnh thường quân” hỗ trợ thêm cho mỗi đối tượng đình sản một thùng gạo. “Hình thức hỗ trợ thêm gạo cho các đối tượng là một việc làm rất có ý nghĩa. Một mặt, giúp đối tượng an tâm thực hiện đình sản. Mặt khác, thể hiện sự quan tâm của địa phương đối với nhân dân” - Giám đốc Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Long Mỹ, ông Hồ Thanh Tùng nói. Đặc biệt, UBND huyện còn hỗ trợ thêm cho chiến dịch gần 120 triệu đồng; trong đó, có 18 triệu đồng dành cho công tác thi đua khen thưởng. Trong chuyến kiểm tra tình hình thực hiện chiến dịch tại huyện mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Quang Hưng đã đánh giá cao kết quả thực hiện các chỉ tiêu của huyện Long Mỹ. Dù hiện nay còn 4 xã chưa có trạm y tế, gồm Lương Tâm, Vĩnh Viễn A, Thuận Hòa và Tân Phú; nhưng Ban chỉ đạo các xã đã có sự phối hợp, sắp xếp khá nhịp nhàng. Những xã chưa có trạm y tế, thì đưa các đối tượng về các trạm y tế ở các xã lân cận để thực hiện. Nói về những chuyển biến tích cực trong Chiến dịch năm nay, Giám đốc Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Long Mỹ Hồ Thanh Tùng, cho biết: “Ngay từ đầu tháng 10/2008, các địa phương đã lập danh sách, cập nhật và xác định đối tượng. Đầu năm 2009, tiến hành công tác vận động, tuyên truyền đến từng đối tượng. Đội ngũ cộng tác viên dân số đặc biệt quan tâm đến những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer”.    
 
Duyên Hải
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top