Huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa: Chủ tịch xã sẽ từ chức nếu không dẹp được “cát tặc”
GiadinhNet - Suốt thời gian dài, tình trạng khai thác cát trộm thường xuyên xảy ra khiến hàng ngàn mét vuông đất đồng bãi đang trồng hoa màu của người dân bị nước cuốn đi. Mặc dù chính quyền đã có nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn, nhưng sự việc như “bắt cóc bỏ đĩa”...

Tình trạng sạt lở ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: N.Hưng
Tan hoang vì cát tặc
Nhiều năm qua, nạn hút cát trên sông Chu mà hàng chục hộ dân canh tác dọc bờ sông ở xã Thiệu Đô bị thiệt hại nặng nề. Nhiều cánh đồng dâu, ngô chưa kịp thu hoạch bỗng chốc biến mất. Theo chân hàng chục người dân đang bức xúc, chúng tôi có mặt tại khu vực bãi dâu thuộc các thôn 7, 8, 9, 10 (xã Thiệu Đô). Dọc bờ sông Chu là hình ảnh tan hoang, có những nơi bờ sông sạt sâu thành từng hàm ếch, kéo dài vài kilomet. Những cánh đồng trồng dâu nuôi tằm, lạc, ngô đến những vườn keo bị sạt nghiêm trọng, lõm sâu hàng chục mét... nhìn mà xót xa. Thương tâm hơn là mồ mả cha, ông cũng theo đó rơi xuống dòng sông Chu.
Ông Hoàng Trọng Tuấn (ở thôn 7, xã Thiệu Đô) cho biết: “Trước đây nhà tôi trồng hơn 3 sào dâu tằm tại bờ sông Chu. Nhưng mấy tháng trở lại đây, nạn hút cát xảy ra thường xuyên hơn, hiện đất nhà tôi bị sạt lở gần như hoàn toàn, chỉ còn 50-60m2. Chúng tôi nhiều lần cử người ra xua đuổi tàu nhưng chẳng thấm vào đâu. Có thời điểm hàng chục tàu tập trung tại một chỗ hút cát nhưng chẳng thấy chính quyền địa phương xử lý gì”.
Ông Hoàng Hữu Đức, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn 9 (xã Thiệu Đô) cho biết: “Hầu hết các tàu hút cát dọc bờ sông không có số hiệu. Nhiều tàu lớn cứ ngang nhiên hút. Có người dân thì chúng hút xa bờ, còn không thì vào ban đêm, chúng thọc thẳng vòi vào mép sông để hút cát. Người dân địa phương chúng tôi lập chòi canh và không ít lần tìm cách xua đuổi tàu cát tặc nhưng chẳng thấm vào đâu. Tại sao có nhiều ban, ngành, chính quyền địa phương đã ra quân, lập tổ công tác mà nạn cát tặc vẫn ngang nhiên hoạt động? Tàu hút cát trên sông Chu suốt ngày đêm khiến bờ bãi bị sạt lở. Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm qua. Vì sao chính quyền không xử lý được?”.
Trước thực trạng bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, UBND xã Thiệu Đô đã tìm cách ngăn chặn nạn cát tặc, đảm bảo hoa màu cho người dân, chính quyền địa phương đã xin hỗ trợ của cấp trên và trích thêm tiền ngân sách xã đóng thuyền, lập chòi canh. Có thuyền, xã chỉ đạo cụ thể đến từng thôn và người dân, hễ thấy cát tặc, người dân phải có trách nhiệm thông báo với tổ tuần tra kiểm soát để kịp thời ngăn chặn… Thế nhưng việc xử lý nạn cát tặc cứ như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Chủ tịch xã sẽ từ chức?
Sự việc lên đến đỉnh điểm khi tối 8/4, tổ công tác do ông Hoàng Bình Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô cùng 4 công an viên phát hiện 4 tàu khai thác cát trái phép. Lực lượng đã truy đuổi, bắt được 2 tàu, còn 2 tàu khác bỏ chạy. Người dân nhận được thông tin ập ra để yêu cầu xử lý mạnh tay. Nhiều người cho rằng tổ công tác của xã đang “làm luật” trên tàu cát nên đã bức xúc ném đá, bom xăng... đồng thời buộc Phó chủ tịch UBND xã, công an viên, chủ tàu khai thác cát trái phép về Công an huyện Thiệu Hóa để làm rõ sự việc. Tới khuya, người dân mới giải tán khi nhận được cam kết từ phía chính quyền địa phương sẽ giải quyết sự việc vào hôm sau.
Ngay sáng 9/4, hàng trăm người dân đã kéo ra trụ sở UBND xã Thiệu Đô để gây sức ép, yêu cầu trả lời việc có hay không việc chính quyền xã tiếp tay cho cát tặc lộng hành. Tới chiều 9/4, lãnh đạo huyện Thiệu Hóa và xã Thiệu Đô mới tiến hành đối thoại với nhân dân tại Nhà văn hóa thôn 7. Cuộc đối thoại diễn ra rất căng thẳng. Người dân đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ xem tổ công tác của xã Thiệu Đô có tiếp tay, nhận tiền để làm ngơ cho các đối tượng khai thác cát trái phép hay không? Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa phải có biện pháp quyết liệt, giải quyết triệt để tình trạng trên.
Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô Hoàng Bình Thuỷ đã lên tiếng phủ nhận việc “làm luật” với các tàu khai thác cát trái phép và cho biết sẵn sàng từ chức nếu cơ quan chức năng phát hiện có tư lợi cá nhân. “Khi lên bờ, chúng tôi đã cố giải thích cho người dân hiểu nhưng họ không nghe. Nếu có tư lợi, bắt tay với các đối tượng khai thác cát thì tôi xin từ chức chứ không phải đợi cấp trên xử lý”, ông Thủy nói.
Tuy ông Thủy nói vậy, nhưng anh Lê Văn Thọ (ở thôn 7, xã Thiệu Đô) vẫn chất vấn: “Hàng chục tàu hút cát ngay bên cạnh chòi canh của đội tuần tra nhưng không thấy xử lý. Khi dân chúng tôi chạy ra hô hoán, ném bom xăng thì mới thấy lực lượng công an xã ra truy đuổi tàu cát. Người dân lên thuyền thì thấy có anh Thủy trên tàu cát. Nhưng chúng tôi kiểm tra văn bản xử lý thì văn bản không ghi ngày tháng, họ tên người bị phạt... Vậy có hay không việc các cán bộ xã đã “làm luật”, tiếp tay cho cát tặc? Khi thấy người dân phản ứng quyết liệt thì họ mới lập vội biên bản xử phạt”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Thế Ký - Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô cho biết: “Tôi tin cán bộ xã Thiệu Đô trong sáng trong việc xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép. Do trên sông nước và trời tối nên quy trình xử phạt vi phạm hành chính chưa được đảm bảo, đáng lý phải lập biên bản, tạm giữ phương tiện, sau đó mới ra quyết định xử phạt và có phiếu thu. Việc có tiêu cực hay không phải chờ cơ quan điều tra kết luận. Trong cuộc đối thoại với nhân dân, tôi đã hứa thời gian tới, cùng với sự tăng cường của huyện, nếu còn để xảy ra tình trạng hút cát trái phép thì sẽ xin từ chức”.
Liên quan tới việc này, ngày 10/4, Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô đã ký quyết định đình chỉ công tác 10 ngày đối với 5 người trong tổ công tác để các cơ quan chức năng làm rõ việc người dân phản ánh là tổ công tác đang tiến hành “làm luật” các tàu hút cát trái phép. Hiện lãnh đạo huyện Thiệu Hóa đã điều một tàu sắt lớn cùng 10 công an, cán bộ phòng, ban túc trực 24/24h, khi phát hiện các tàu khai thác không đúng vị trí, không số hiệu sẽ xử lý nghiêm.
Ông Hoàng Văn Đại, một người dân đang chịu ảnh hưởng bởi nạn cát tặc nói: “Chỉ sau một đêm mà sạt lở cả chục mét đất. Cứ tình trạng này thì vài tuần nữa là dân chúng tôi hết đất canh tác mất thôi. Bao nhiêu đời nay, cha ông để lại cho nghề trồng dâu nuôi tằm, nay đất mất cả, dân chúng tôi biết sống ra sao, rồi đời con cháu nữa chứ. Mình thì già rồi, chỉ lo cho đời sau không biết lấy đất đâu để canh tác, rồi còn mồ mả ông cha không biết làm thế nào, đào lên thì không được, để vậy cũng không xong. Dân chúng tôi kêu mãi mà không thấu. Không biết rồi sự việc sẽ đi về đâu?”.
Ngọc Hưng - Hoàng Huy

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.