Hy hữu ông lão hàng chục năm chịu đựng viên sỏi nặng 1kg vì tưởng không... cứu được
GiadinhNet - Một bệnh nhân cao tuổi vừa được các bác sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt (Lâm Đồng) phẫu thuật thành công và lấy ra viên sỏi “khủng” trong bàng quang với trọng lượng gần 1kg. Quãng thời gian dài mang trong mình viên sỏi này đã khiến ông lão vô cùng đau đớn, khổ sở. Khi được tiến hành phẫu thuật lấy viên sỏi ra, ông cảm thấy mình như được “tái sinh”.
Bị sỏi tưởng “cái đàn ông” hỏng
Chúng tôi gặp ông K’Tiêng (85 tuổi, ngụ tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) sau ca mổ kéo dài nhiều giờ đồng hồ với sự tham gia của nhiều bác sĩ chủ chốt của Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. Mặc dù sức khỏe còn khá yếu nhưng ông vẫn gắng gượng tiếp chuyện. Ông K’Tiêng kể thời trai trẻ, ông có sức khỏe hơn người, làm bao nhiêu cũng không biết mệt và chẳng hề đau ốm gì. Sau khi lấy vợ và sinh con, ông cũng rất ít khi bị bệnh. Mấy chục năm sinh sống và làm việc nơi núi rừng, ông vẫn được đánh giá là có sức khỏe hơn người. Nhưng chẳng hiểu sao mười mấy năm trước, ông bỗng dưng có biểu hiện bị đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường rất đau. Khi ấy, ông nghĩ rằng “cái đàn ông” của mình đã “hết hạn sử dụng” nên mới có những biểu hiện đau đớn như thế. Ban đầu còn đau ít nhưng càng về sau, ông càng cảm thấy đau nhiều hơn.
Khi không thể chịu nổi nữa, ông bảo mấy đứa con đưa xuống Trạm y tế xã khám nhưng các nhân viên y tế ở đây không tìm ra nguyên nhân. Bởi thời điểm đó, Trạm y tế không có các phương tiện y khoa hỗ trợ cho việc khám và điều trị, hơn nữa trình độ chuyên môn của các nhân viên ở đây còn hạn chế. Không tìm ra bệnh, ông K’Tiêng đành quay về nhà, uống nước lá rừng để tự chữa trị. Tuy nhiên những cơn đau vẫn không dứt mà âm ỉ kéo dài.
Mười mấy năm trời, ông phải sống với những cơn đau hành hạ. Ông K’Tiêng tâm sự, có những đêm ông không ngủ được vì bụng đau dữ dội, bí tiểu, rất muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi chỉ được vài giọt và rất đau. Song vì ngại, ông đã không chia sẻ chuyện này với vợ con. Đến khi đau đớn không thể chịu nổi, người thân trong nhà hỏi chuyện ông mới nói hết sự thật. Nhìn cha khổ sở vì cơn đau hành hạ, mấy người con đã đưa ông lên Trung tâm Y tế huyện Đam Rông khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông bị sỏi thận. Tuy nhiên vì mức độ quá nghiêm trọng và địa phương không đủ điều kiện chữa trị nên ông được lên tuyến trên.
Ngày 6/1/2014, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt tiếp nhận bệnh nhân K’Tiêng trong tình trạng đau hạ vị, đi tiểu khó, sức khỏe kém dần. Qua hình chụp X-quang cho thấy, sức khỏe của ông K’ Tiêng đang bị đe dọa bởi một viên sỏi ở niệu đạo – tiền liệt tuyến. Để bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và tiến hành ca phẫu thuật. Người trực tiếp chịu trách nhiệm cho ca phẫu thuật là TS. BS Nguyễn Xuân Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. Sau một giờ đồng hồ căng thẳng, ê kíp mổ đã lấy ra một viên sỏi từ trong cơ thể bệnh nhân K’Tiêng với kích thước 10cm x 7cm, nặng 900gram, gần bằng một quả trứng đà điểu.
Viên sỏi thuộc “hàng hiếm” trong y văn
Trong quá trình thăm khám và hội chẩn, các y, bác sĩ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt vô cùng bất ngờ khi phát hiện trong ổ bụng dưới của bệnh nhân K’Tiêng có một vật thể lạ. Mọi người lại càng ngạc nhiên hơn khi xác định được vật thể lạ đó lại là một viên sỏi có kích thước thuộc “hàng hiếm” trong lịch sử y văn thế giới. Theo bác sĩ Vinh, trường hợp bệnh nhân có viên sỏi niệu đạo – tiền liệt tuyến lớn như ông K’Tiêng là rất hiếm. Thông thường sỏi niệu đạo – tiền liệt tuyến chỉ to bằng đầu ngón tay (kích thước khoảng 5 – 15mm), có thể gây bí tiểu cấp khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực và cần phải phẫu thuật kịp thời.
Khi phẫu thuật cho ông K’Tiêng, các bác sĩ đã phải rất vất vả mới lấy được viên sỏi ra bởi kích thước quá lớn. Hơn nữa, viên sỏi mắc kẹt ở niệu đạo – tiền liệt tuyến, không thể mổ nội soi mà phải tiến hành mổ rộng cổ bàng quang, bóc tách mới lấy ra được. Chính vì thế, các bác sĩ đã mất gần hai tiếng đồng hồ mới hoàn thành ca phẫu thuật, thay vì 20 phút như thông thường. Sau khi ca mổ thành công, điều khiến các bác sĩ không khỏi thắc mắc là viên sỏi này chiếm một không gian khá lớn (hơn 700 ml) nên chắc chắn đã gây ra rất nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Vậy nhưng tại sao ông K’Tiêng có thể chịu đựng được trong một khoảng thời gian dài đến vậy? Trả lời câu hỏi này, ông K’Tiêng cho biết: “Hơn chục năm qua, tôi rất đau đớn và khó chịu. Nhưng vì nghĩ bệnh mình không cứu được nên không dám nói với ai, cũng không đi khám nữa. May mà cuối cùng tôi cũng được giải thoát khỏi nó, không phải chết trong đau đớn. Tôi như được “tái sinh” vậy”.
Bác sĩ Xuân Vinh cho biết: “Viên sỏi to ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi. Nó to hơn quả trứng đà điểu, chiếm một khoảng lớn trong bàng quang. Chính tình trạng này đã khiến bệnh nhân cảm thấy đau, nhanh buồn tiểu. Thông thường nước tiểu được tích tụ nhiều trong bàng quang và không giải phóng được thì bệnh nhân rất dễ mắc bệnh sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang là những viên sỏi nhỏ hình thành bên trong bàng quang. Chúng làm ứ đọng dòng chảy của nước tiểu nên có thể gây viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Bệnh gặp ở cả nam và nữ nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Cũng như bệnh sỏi thận, người mới mắc bệnh sỏi bàng quang gần như không có triệu chứng gì bất thường nên rất khó phát hiện. Các triệu chứng của sỏi bàng quang dễ bị nhầm lẫn với u xơ tiền liệt tuyến, u bàng quang. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, sỏi bàng quang có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận ngược dòng, suy thận… gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân”.
Cũng theo bác sĩ Vinh thì đến sáng 18/12, sức khỏe của ông K’Tiêng đã hoàn toàn ổn định. Tuy nhiên, ông vẫn phải nằm viện để tiếp tục theo dõi chức năng của bàng quang sau mổ, đề phòng biến chứng xảy ra. Sau khi được phẫu thuật, ông K’Tiêng tỏ ra rất vui mừng bởi từ nay, ông không còn phải chịu sự hành hạ của những cơn đau từ “cục đá” mà ông đã mang trong người suốt bao nhiêu năm trời nữa. Qua đây, bác sĩ Vinh cũng khuyến cáo những bệnh nhân có các dấu hiệu như tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu khó.. nên tới các bệnh viện siêu âm bụng để có thể phát hiện sỏi. Tùy kích cỡ, vị trí, các bác sĩ có cách điều trị thích hợp.
Hồi tháng 6/2012, các bác sĩ ở Hồ Bắc (Trung Quốc) đã mổ lấy thành công viên sỏi bàng quang khổng lồ nặng 1,2 kg ra khỏi cơ thể một bệnh nhân nam 43 tuổi vì anh đã đau đớn quá sức chịu đựng. Bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật tiết niệu Ngô Thiên Bằng cho biết đây là viên sỏi bàng quang lớn nhất từ trước đến nay mà ông đã từng nhìn thấy, đồng thời cũng là viên sỏi nặng thứ hai được ghi nhận ở Trung Quốc.
Trọng Khắc

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 5 phút trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 20 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.