IS bán nô lệ giá 10 điếu thuốc lá
Trong căn lều nhỏ, bà Kimy Hassan Sayfo ngửa mặt lên trời và chắp tay cầu nguyện: "Tôi cầu mong địa ngục này mau chấm dứt". Hai người con gái của bà từng bị IS bắt giữ và may mắn trốn thoát, nhưng các cháu gái vẫn nằm trong tay những kẻ cực đoan.

Câu chuyện về gia đình người phụ nữ 64 tuổi gợi nhắc hàng loạt bi kịch tương tự trong cộng đồng người Yazidi ở Iraq. Hơn 3.000 phụ nữ và bé gái bị bắt giữ khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công các ngôi làng của người Yazidi ở vùng Sinjar, tây bắc Iraq hồi tháng 8 năm ngoái. Theo ban quản lý người Yazidi thuộc chính quyền vùng Kurdistan, gần nửa triệu người đã phải rời bỏ quê hương đến nơi khác.
NBC News dẫn thông tin từ giới chức địa phương cho biết hiện có khoảng 2.000 phụ nữ và bé gái vẫn đang bị mua bán như những món hàng tại khu vực do IS kiểm soát. Các bé gái trở thành nô lệ tình dục, trong khi phụ nữ lớn tuổi hơn bị đánh đập và đối xử như đầy tớ trong nhà.
Aveen, người may mắn trốn thoát, kể rằng khi ngôi làng của cô bị vây hãm, phiến quân nhốt nam giới tách biệt với phụ nữ và trẻ em. Chúng giam phụ nữ và các bé gái trong một trường học và hãm hiếp vào ban đêm.
"Chúng bắt cả những bé gái 7 tuổi, 9 tuổi và 10 tuổi". Aveen kể. Cô gái 23 tuổi trốn thoát sau gần một năm thường xuyên bị đánh đập, hãm hiếp.
Các thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng thậm chí còn ban hành nhiều văn bản nhằm hợp pháp hóa hình thức chiếm hữu người Yazidi làm nô lệ như chiến lợi phẩm trong chiến tranh.

"Mỗi khi có một người trốn được, chúng ta lại biết IS ngược đãi phụ nữ Yazidi như thế nào", Khider Domle, người từng phỏng vấn hàng chục phụ nữ và bé gái bỏ trốn khỏi vòng vây của IS, cho hay. Phụ nữ, đặc biệt là những người bị đưa đến thành trì của IS ở Syria, thường bị bán hoặc trao đổi 3-4 lần khi phiến quân di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau và để họ ở lại.
"Một số người bị bán để đổi lấy vũ khí, hoặc trở thành món hàng với giá chỉ 10 USD hay 10 điếu thuốc lá", Domle nói. Nhiều kẻ cực đoan còn gửi ảnh của họ cho gia đình hòng đòi tiền chuộc, hoặc đơn giản để chế giễu.
Jeelan cùng con gái 9 tuổi may mắn thoát khỏi tay IS hồi tháng 8 năm nay, nhưng cô con gái 11 tuổi vẫn nằm trong tay chúng.
"Con gái tôi rất xinh. Bọn chúng đòi 25.000-35.000 USD tiền chuộc để đổi lấy tự do cho nó", Jeelan đau buồn nói.
Có một số trường hợp khá hiếm chính quyền Kurdistan sẽ trả tiền chuộc. Nhưng đa số phụ nữ Yazidi chỉ có thể chờ đợi sự giúp đỡ từ một số nhà hoạt động nhân đạo bí mật, lính gác, hoặc vợ của những kẻ cực đoan. Aveen trốn thoát nhờ sự hỗ trợ của vợ một phiến quân. Trước khi tự do, cô đã bị bán cho 6 nhà khác nhau trong khu vực kiểm soát của IS.
Hơn 1.000 phụ nữ và bé gái người Yazidi đã thoát khỏi hang ổ của IS, nhưng cuộc chiến này chưa thể kết thúc một khi chúng quay trở lại. Bắt đầu lại cuộc sống bình thường, họ phải đối mặt với nhiều tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, chính quyền khu vực chỉ có thể hỗ trợ một số dịch vụ chăm sóc y tế và điều trị tâm lý cơ bản.

Chuyên gia tâm lý Shahla Hesein cho biết thuyết phục phụ nữ đến khám và điều trị lần đầu tiên không hề dễ dàng, do họ ngại chia sẻ quá khứ tăm tối, ngay cả với người thân.
"Họ không muốn kể với gia đình. Họ cảm thấy xấu hổ", cô nói.
Trong văn hóa bảo thủ của người Yazidi, nạn nhân hiếp dâm thường bị kỳ thị và xa lánh, dù cơ quan chính quyền cao nhất hồi năm ngoái đã ban hành quy định yêu cầu các gia đình và cộng đồng dang rộng vòng tay chào đón họ.
Sau khi trốn thoát hồi mùa hè, Reem, 16 tuổi, về sống cùng mẹ và anh chị em tại trại tị nạn ở Duhok. Tại đây, cô đã gặp Barzan, một thợ xây 22 tuổi. Họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hai ngày sau, họ làm đám cưới.
Reem cho hay bây giờ cô đã có Barzan bảo vệ mình. Cả hai người đều không dám tiết lộ tên thật vì sợ gây nguy hiểm cho các thành viên gia đình vẫn còn nằm trong tay IS.
Theo Thùy Linh/VnExpress

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng
Tiêu điểm - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 7 giờ trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 18 giờ trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác
Chuyện đó đâyHệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.