Italy đã có hơn 1.000 người chết vì COVID-19, thêm hơn 2.600 ca mắc mới chỉ trong 1 ngày
GiadinhNet - Đến sáng hôm nay (13/3), người dân Italy trải qua một ngày đầy lo lắng khi có thêm 2.651 người mắc, 189 ca tử vong, nâng tổng số người mắc ở quốc gia này lên 15.113 và tổng số người tử vong là 1.016. Dịch COVID-19 được ghi nhận tại 126 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Italy đang trở thành ổ dịch có số người mắc COVID-19 hàng ngày cao nhất thế giới
Italy tiếp tục bị COVID-19 tàn phá khi số ca mắc bệnh liên tục tăng nhanh, trong khi số người tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này vượt qua con số 1.000. Tỷ lệ tử vong do dịch bệnh ở Italy đã cao gấp 12 lần so với các nước.

Người dân xếp hàng chờ mua đồ bên ngoài một siêu thị ở thị trấn Codogno, phía nam Milan, Italy hôm 11/3. (Ảnh: AFP)
Theo những số liệu mới nhất, ngày 13/3 (giờ Việt Nam) giới chức Italy đã ghi nhận 15.113 ca mắc COVID-19 , tăng vọt so với con số 12.462 của ngày trước đó.
Số người tử vong do COVID-19 cũng đã tăng từ 827 lên 1.016. Hiện chính phủ Italy đã ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc để giảm thiểu khả năng lây lan của dịch bệnh.
Các hoạt động thương mại đều bị đình chỉ, trừ những cửa hàng bán thực phẩm và thuốc men vẫn được phép hoạt động.

Số người nhiễm bệnh ngày càng cao tại Italy. Ảnh minh hoạ
Tính đến thời điểm hiện tại, Italy trở thành quốc gia có số người nhiễm bệnh hàng ngày cao nhất thế giới.
Hiện Trung Quốc, nơi xuất phát điểm của dịch bệnh đã công bố vượt qua đỉnh dịch và kiểm soát tốt tình hình, khi mỗi ngày con số mắc và tử vong rất thấp. Tính từ hôm qua đến 7h45 sáng nay, quốc gia này chỉ có thêm 3 người mắc và 1 người tử vong.
Dịch lan rộng ra 126 quốc gia và vùng lãnh thổ, Iran, Đức, Pháp, Tây Ban Nha số ca mắc tăng nhanh
Tính đến 7h45 sáng 13/3, tổng số người mắc COVID-19 trên thế giới là 134.559 người, 4.972 người tử vong.
Hàn Quốc và Pháp tiếp tục có các ca mắc mới và người tử vong. Tuy tốc độ số người mắc có giảm hơn so với những ngày trước, song tính đến sáng nay, Hàn Quốc ghi nhận 7.869 người mắc (tăng 114) và 66 người tử vong.
Tại Pháp, số người mắc đã tăng lên 2.876 người (tăng 595) và 61 người chết (tăng 13) vì COVID-19.

Dịch COVID tại Pháp tiếp tục tăng nhanh. (Ảnh AFP)
Con số người nhiễm COVID-19 tại Iran cũng ghi nhận sự tăng mạnh. Qua một đêm, có 1.075 người mắc, 75 người chết vì dịch bệnh, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia này lên 10.075 và 429 người từ vong.
Tây Ban Nha số người mắc cũng đã lên tới 3.146 (tăng 869) và 86 người tử vong (tăng 31).
Tại Đức, đến sáng nay số người chết vì dịch bệnh là 6 (tăng 3) nhưng tổng số người nhiễm bệnh lên tới 2.745 (tăng 779).
Chuyên gia Trung Quốc tin dịch COVID-19 kết thúc vào tháng 6 năm nay
Cố vấn y tế cấp cao của Trung Quốc ông Zhong Nanshan (chuyên gia dịch tễ) cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể kết thúc vào giữa năm nay.
"Nhận định của tôi về thời điểm tháng 6 dựa trên kịch bản rằng tất cả các quốc gia đều áp dụng các biện pháp tích cực", ông Zhong Nanshan cho biết hôm 12/3.
"Tuy nhiên, nếu như một số quốc gia không coi trọng sự lây nhiễm, tác hại của dịch bệnh cũng như không can thiệp mạnh mẽ thì dịch bệnh này có thể kéo dài lâu hơn", ông nói thêm.

Nhân viên ở Bắc Kinh đi làm ngày phải đo thân nhiệt và khai báo nhân thân. (Ảnh: Reuters)
Theo ông Zhong Nanshan, "hầu hết các ca nhiễm từ nước ngoài đều không có triệu chứng, một nửa trong số đó không sốt, giống với tình hình Vũ Hán lúc đầu". "Điều này cho thấy các nước khác chưa làm đủ để ngăn chặn virus".
Người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Mi Feng cho biết, Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn đỉnh điểm leo thang của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
WHO khẳng định đại dịch COVID-19 có thể kiểm soát được
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-10 là đại dịch có thể kiểm soát được nếu các quốc gia tăng cường các biện pháp ứng phó.
Cũng trong phát biểu của mình, ông Ghebreyesus bày tỏ lo ngại sâu sắc khi một số quốc gia chưa đưa ra phản ứng và cam kết chính trị đúng với mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa từ dịch bệnh hiện nay. Ông nhấn mạnh quan điểm rằng các quốc gia nên chuyển trọng tâm từ kiểm soát dịch bệnh sang tập trung tìm cách giảm nhẹ các tác động của dịch bệnh là "sai lầm và nguy hiểm".

Người dân đeo khẩu trang đi làm ở Tokyo, Nhật Bản giữa đợt bùng phát virus corona mới. (Ảnh: Kyodo)
Lãnh đạo WHO nhấn mạnh ngăn ngừa dịch bệnh lây lan cần là trụ cột chính trong mọi kế hoạch ứng phó với dịch bệnh. Để bảo về tính mạng cho người dân, các quốc gia cần nỗ lực hạn chế lây nhiễm, phát hiện và cách ly những ca nghi nhiễm cũng như những người tiếp xúc gần với những ca này.
Theo ông, sẽ không thể chống được virus nếu không biết nó đang hiện diện ở đâu. Do đó, cần phải tăng cường tối đa công tác rà soát để tìm kiếm, cách ly, xét nghiệm và điều trị mọi trường hợp, để phá vỡ chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng. Ông cũng kêu gọi các quốc gia xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi nhiễm bệnh COVID-19 để hạn chế lây nhiễm. Theo người đứng đầu WHO, kể cả khi không thể ngăn chặn lây nhiễm thì những nỗ lực đó sẽ góp phần kiềm chế tốc độ lây nhiễm, giúp giảm tải cho các cơ sở chăm sóc y tế, bảo vệ các viện dưỡng lão và những khu vực quan trọng khác.
Ông kêu gọi các quốc gia chưa xuất hiện dịch phải chuẩn bị các cơ sở y tế sẵn sàng và hối thúc tất cả các quốc gia phát kiến và chia sẻ mọi cách thức phòng dịch mới và giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Ông cũng cho biết kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược của WHO đã nhận được cam kết ủng hộ hơn 440 triệu USD.
Minh Trang

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.