Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khám phá bệnh viện phá kỷ lục điểm tiêu chí hài lòng người bệnh

Thứ năm, 08:00 25/02/2016 | Y tế

GiadinhNet - Chỉ mới chính thức hoạt động được 18 tháng, với đội ngũ cán bộ rất trẻ, ngay tháng đầu "nhập cuộc" đã đối diện ca cấp cứu hiếm gặp, đặc biệt nguy hiểm... Những yếu tố nào khiến Bệnh viện đạt điểm cao nhất cả nước về bộ tiêu chí hài lòng người bệnh?

Cập nhật liên tục kỹ thuật cao, khó

Chỉ hơn 1 tháng chính thức hoạt động, tháng 8/2014, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đối diện với một ca cấp cứu hiếm gặp: Sản phụ mang song thai, có hội chứng truyền máu song thai bất thường rất nguy hiểm, tính mạng hai em bé bị đe dọa từ trong bụng mẹ…

Ngày 28/8/2014, sản phụ Hoàng Thị.R 33 tuổi, ở Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh, song thai 34 tuần nhập viện chờ sinh. Qua theo dõi và điều trị, các bác sĩ phát hiện suy thai trong tử cung do hiện tượng truyền máu bất thường cấp độ 2 và chỉ định mổ ngay cứu thai nhi.

Sau ca phẫu thuật hai bé gái Đồng Bảo Ngọc nặng 1.500gr và Đồng Bảo Khánh nặng 2.000gr ra đời. Bé Đồng Bảo Ngọc – em bé đã “nhường” mọi chất dinh dưỡng, máu qua bánh rau cho chị mình – chào đời trong tình trạng rất yếu, thoi thóp, tím tái toàn thân, da trắng bợt, tiên lượng xấu. Bé được chuyển ngay lên khoa Sơ sinh. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu và cho cháu thở máy, sau 5 phút điều trị tích cực tim đập trở lại và trẻ tự thở yếu.

Xét nghiệm cho thấy bé thiếu máu nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao, suy đa phủ tạng và một loạt biến chứng khác có thể xảy ra, cháu đã được kíp điều trị tích cực gồm các Bác sĩ chuyên khoa sơ sinh, chuyên khoa huyết học truyền máu hội chẩn.

Sau 1 tuần điều trị và chăm sóc đặc biệt, truyền máu, kháng sinh, thở máy, vận mạch trợ tim, nuôi dưỡng tĩnh mạch, trong điều kiện đảm bảo vô trùng tuyệt đối, bé Đồng Bảo Ngọc đã cai thở máy, tự thở có hỗ trợ oxy.20 ngày sau, bé đã được 2,1 kg, có thể tự thở bình thường, không phải nằm trong lồng kính và chuẩn bị về với mẹ và gia đình.

Truyền máu song thai là hội chứng khá hiếm gặp với tỷ lệ 1/10.000 song thai, dễ bị bỏ sót nếu thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Em bé Bảo Ngọc không những được cứu sống mà còn phát triển hoàn toàn bình thường.

“Đó là một điều kỳ diệu đối với em. Nếu không được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, hai khoa Sản – Sơ sinh cạnh nhau, đường vận chuyển gần, nhanh, trình độ bác sĩ cao, chẩn đoán chính xác, gia đình bé Bảo Ngọc khó lòng có được niềm vui và điều kỳ diệu đó” – BS CK II chuyên ngành sản Trần Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật nhớ lại.

Động lực từ thành tựu sản – nhi khoa to lớn đó đã tăng lên theo thời gian, các bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp tục có bước phát triển về thành tựu, kỹ thuật cao trong điều trị các bệnh lý phụ sản – nhikhoa.

BS Đặng Hồng Duyên, nữ bác sĩ trẻ vừa tròn 30 tuổi, công tác tại khoa Sơ sinh, chia sẻ: Khoa Sơ sinh thường xuyên có khoảng hơn 30 trẻ điều trị nội trú. Những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, số trẻ điều trị tại đây thậm chí còn cao hơn. Chỉ với 6 bác sĩ nữ, mỗi người phải trực 2 buổi/tuần, nhưng ai nấy đều rất cố gắng.

Cũng được thành lập chỉ mới 1,5 năm, Khoa Sơ sinh đã có thể đón và nuôi trưởng thành bé sơ sinh chào đời khi chỉ mới được 26 tuần thai, với cân nặng từ 650gr-700gr.

Một kỹ thuật cao, đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo và thực hành nhiều đã được các bác sĩ thực hiện thành thạo kỹ thuật đặt longline – đặt đường truyền từ ngoại vi vào trung ương, giúp nuôi sống những em bé non tháng, cân nặng dưới 1.000gr. Đây là bệnh viện đầu tiên tại Quảng Ninh thực hiện được kỹ thuật khó này.

Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ trẻ tại đây cũng thực hiện các kĩ thuật cao khác như kỹ thuật thay máu, bơm thuốc trực tiếp vào buồng tim, kĩ thuật bơm thuốc surfactant, đặt ống thông tĩnh mạch rốn nuôi dưỡng dài ngày, đặt catheter tĩnh mạch trung ương, đo huyết áp động mạch xâm lấn, chọc hút dẫn lưu tràn khí – tràn dịch, tràn máu – tràn mủ màng phổi, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch …

Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, từ nhiều tháng nay, sản phụ và người nhà đã được hướng dẫn cách "ấp" con bằng phương pháp "da kề da” hay còn gọi là phương pháp kangaroo. Thậm chí, cả bố và mẹ trẻ đều được hướng dẫn áp dụng phương pháp này.

Đây là cách duy trì sự tiếp xúc giữa mẹ hoặc cha và bé ngay sau sinh. Phương pháp đơn giản này có thể cứu sống hàng ngàn trẻ sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm ngàn ca biến chứng sản khoa mỗi năm trên thế giới.

Mạnh dạn triển khai nhiều mô hình mới

ThS.BS Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện, dù mới được thành lập, nhưng nhiều mô hình mới được Bệnh viện mạnh dạn triển khai.

Từ cuối năm 2015, Bệnh viện thành lập đơn nguyên Tâm bệnh, hoạt động khám điều trị tâm bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ bại não, tự kỷ, tăng động… Số lượng bệnh nhân tới đây điều trị ngày càng nhiều.

Bệnh viện đã tuyển 3 giáo viên chuyên biệt về lĩnh vực này tới Bệnh viện để dạy cho các bệnh nhân, người nhà, nhằm đảm bảo quá trình điều trị đúng hướng. Bệnh viện cũng chắt chiu, hỗ trợ nhà ở cho người nhà chăm sóc những bệnh nhi điều trị các bệnh và hội chứng này, dù điều này đã phần nào tăng gánh nặng tài chính cho chính bệnh viện.

Đơn vị hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện được thành lập từ năm 2015, đến nay đã điều trị vô sinh bằng IUI bước đầu có hiệu quả khả quan với 35 trẻ được sinh ra bằng phương pháp này.

Chỉ trong 1 năm, đã có gần 6.700 lượt bệnh nhân tới khám, quản lý 812 hồ sơ hiếm muộn, thực hiện 515 chu kỳ thụ tinh nhân tạo, 116 ca có thai sau khi thực hiện IUI, mổ nội soi vô sinh 98 ca.

BS Hùng cho biết, hiện Bệnh viện đang tiếp tục triển khai thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm IVF, nâng cao hiệu quả điều trị vô sinh.

Đặc biệt, Bệnh viện cũng hình thành đơn vị tiếp nhận lưu trữ tinh trùng, đang chuẩn bị các thủ tục để người dân có thể gửi trứng, noãn lưu trữ.

Thái độ phục vụ, nâng cao kỹ thuật chuyên môn là yếu tố sống còn

Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, điều khiến bệnh nhân và người nhà luôn thấy hài lòng ngoài yếu tố chất lượng chuyên môn kỹ thuật cao, còn là khuôn viên sáng – xanh – sạch – đẹp với bảng hướng dẫn rõ ràng, vạch bản đồ hướng dẫn lối đi ở mỗi “ngã tư” trong viện, môi trường thân thiện, khu vực sân chơi cho trẻ được tạo dựng mọi nơi.

Bệnh viện cũng sáng tạo bàn kê ghi phản ánh ý kiến người bệnh, số điện thoại đường dây nóng ngành Y tế được hiển thị ở nhiều vị trí.

Với những yếu tố đó, dù mới chính thức đi vào hoạt động được 18 tháng, là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh được đầu tư đồng bộ, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã đối mặt với một vấn đề vừa là thách thức vừa là niềm tự hào đối với các y bác sĩ, đó là tình trạng quá tải luôn trên 150%.

Chia sẻ với phóng viên, ThS.BS Nguyễn Quốc Hùng cho biết, nâng cao thái độ phục vụ gắn liền đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn là hai điều sống còn đối với sự phát triển và hình thành thương hiệu Bệnh viện. Việc đổi mới, theo BS Hùng phải bắt đầu từ điều nhỏ nhất như nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ. "Từ cái nhỏ nhất phải luôn nghĩ đến người bệnh thì mới đem lại sự hài lòng tốt nhất cho người bệnh”, BS Nguyễn Quốc Hùng nói.

Một số hình ảnh được chúng tôi ghi lại tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh:


Bệnh viện đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để người dân có thể đăng ký khám bệnh qua điện tử, sổ khám bệnh điện tử.

Bệnh viện đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để người dân có thể đăng ký khám bệnh qua điện tử, sổ khám bệnh điện tử.


Hòm thư góp ý được Bệnh viện sáng tạo bằng cách đặt kệ bàn ngay dưới hòm thư, tạo thuận lợi cho người dân trong việc ghi chép. Trong lần kiểm tra mới nhất về thực hiện bộ tiêu chí hài lòng người bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đạt 92/100 điểm, cao nhất cả nước.

Hòm thư góp ý được Bệnh viện sáng tạo bằng cách đặt kệ bàn ngay dưới hòm thư, tạo thuận lợi cho người dân trong việc ghi chép. Trong lần kiểm tra mới nhất về thực hiện bộ tiêu chí hài lòng người bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đạt 92/100 điểm, cao nhất cả nước.


Anh Đức Mạnh (20 tuổi), chồng sản phụ Loan Thị Sinh (19 tuổi), ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, được điều dưỡng hướng dẫn cách ấp con bằng phương pháp da kề da. Bé Họa Mi, con gái anh Mạnh, khi chào đời mới 31 tuần tuổi, nặng 1,5 kg. Sau khi được nuôi trong lồng ấp sinh, bé được tiếp tục chuyển ra phòng chăm sóc đặc biệt bằng phương pháp da kề da.

Anh Đức Mạnh (20 tuổi), chồng sản phụ Loan Thị Sinh (19 tuổi), ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, được điều dưỡng hướng dẫn cách "ấp" con bằng phương pháp "da kề da". Bé Họa Mi, con gái anh Mạnh, khi chào đời mới 31 tuần tuổi, nặng 1,5 kg. Sau khi được nuôi trong lồng ấp sinh, bé được tiếp tục chuyển ra phòng chăm sóc đặc biệt bằng phương pháp "da kề da".


Hệ thống máy móc tại Bệnh viện được trang bị hiện đại.

Hệ thống máy móc tại Bệnh viện được trang bị hiện đại.


Bệnh viện có thể chăm sóc, điều trị, nuôi sống những bé sơ sinh chào đời chỉ mới 26 tuần thai, nặng 650gr-700gr

Bệnh viện có thể chăm sóc, điều trị, nuôi sống những bé sơ sinh chào đời chỉ mới 26 tuần thai, nặng 650gr-700gr


Bàn đẻ cho sản phụ có giá tới 700 triệu đồng.

Bàn đẻ cho sản phụ có giá tới 700 triệu đồng.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top