Khánh Sơn, Khánh Hòa: Đẩy mạnh công tác dân số trong tình hình mới
GiadinhNet - Do đặc thù là huyện miền núi, Khánh Sơn (Khánh Hòa) luôn gặp những khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ). Tuy nhiên, huyện đã và đang có nhiều giải pháp để chuyển trọng tâm sang Dân số và Phát triển.

Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên tại Khánh Sơn. Ảnh: T.Trúc
Nỗ lực của xã Ba Cụm Bắc
Xã Ba Cụm Bắc là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Từ khi triển khai Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới, ngành Dân số huyện luôn quan tâm, hướng dẫn Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ xã chú trọng hoạt động tuyên truyền; nâng cao chất lượng sinh hoạt, tư vấn nhóm và đến thăm các hộ gia đình nhiều hơn. Nhờ đó, đến nay nhận thức của người dân về sinh đẻ đã tiến bộ dần. Chị Cao Thị Mạc (thôn Dốc Trầu) chia sẻ, so với các cặp vợ chồng trẻ khác ở xã, cuộc sống gia đình chị ổn định hơn. Trước kia, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, nhờ được cán bộ vận động sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, chị không lo vỡ kế hoạch. Hiện tại, vợ chồng chị có cuộc sống no ấm, con cái được đến trường đầy đủ.
Chị Cao Thị Tăng - chuyên trách dân số xã Ba Cụm Bắc cho biết, năm qua, xã có tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt hơn 70%; tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ xã đã phối hợp liên ngành, gồm cán bộ Dân số, Tư pháp, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, thôn trưởng, Ban công tác Mặt trận… bám sát địa bàn, theo dõi các gia đình có con em trong độ tuổi vị thành niên để kịp thời ngăn chặn các trường hợp có nguy cơ tảo hôn. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2020, xã không có trường hợp tảo hôn.
Bà Nguyễn Trần Thúy Vân - Trưởng khoa Dân số, Trung tâm Y tế huyện cho biết, xã Ba Cụm Bắc được đánh giá là xã gặp khó khăn nhất trong công tác dân số do tập trung đông đồng bào DTTS. Những năm trước, nhận thức của người dân ở xã về việc thực hiện KHHGĐ còn hạn chế. Tuy nhiên, từ khi triển khai Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới, huyện đã tập trung chi phí, nhân lực cho xã, từ đó Ba Cụm Bắc đã vươn lên là xã tiêu biểu, đi đầu trong công tác DS-KHHGĐ của huyện.
Chuyển trọng tâm
Một trong những quan điểm quan trọng của Nghị quyết số 21 là chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Được biết, giai đoạn trước, chính sách DS-KHHGĐ huyện chủ yếu tập trung vào nội dung KHHGĐ với mục tiêu giảm sinh, còn hiện nay chuyển hướng sang nhiệm vụ duy trì vững chắc mức sinh thay thế tại vùng thấp, tiếp tục giảm sinh tại vùng cao, vùng khó khăn; khống chế và kiểm soát tốc độ tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số.
Bà Nguyễn Trần Thúy Vân cho biết, đối với công tác dân số hiện nay là chuyển trọng tâm nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện KHHGĐ để duy trì mức sinh thay thế (2,1 con/bà mẹ), nhưng theo phương thức mới, việc truyền thông, cung cấp phương tiện, dịch vụ phải khác nhau giữa các vùng. Bên cạnh đó, thực hiện các nội dung mà chính sách dân số mới đưa ra là kiểm soát được tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển để nâng cao chất lượng dân số. Để thực hiện mục tiêu, thời gian tới, ngành Dân số huyện sẽ triển khai các giải pháp cụ thể như: Nâng cao nhận thức của những người làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở về nhiệm vụ công tác dân số trong giai đoạn hiện nay; chủ động duy trì vững chắc mức sinh thay thế tại vùng thấp, tiếp tục giảm sinh tại vùng cao, vùng khó khăn; kiểm soát tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; từng bước nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn huyện. Cùng với đó, củng cố, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số từ tuyến xã, thôn, bản nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới.
Thanh Trúc

Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcTai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến đóng vai trò quan trọng.

6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi người vợ gặp khó khăn trong việc thụ thai, ngoài những nguyên nhân do tinh trùng và trứng thì khả năng sinh sản cũng ảnh hưởng nhiều bởi lối sống. Có những cách tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này.

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcDị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương
Dân số và phát triểnGĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.