Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi "chị đại, anh hai" thông chốt kiểm dịch với lý do khó đỡ và cái kết đắng

Thứ ba, 11:26 07/09/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Trong lúc nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách, vô số hình ảnh, clip ghi lại hình ảnh không đẹp của một số trường hợp vi phạm chỉ thị, chống đối được đăng tải lên mạng xã hội.

Khi chị đại, anh hai thông chốt kiểm dịch với lý do khó đỡ và cái kết đắng - Ảnh 1.

Giằng co, la hét om sòm để qua chốt phong tỏa bất thành, người phụ nữ "nằm vạ"

Khi chị đại, anh hai thông chốt kiểm dịch với lý do khó đỡ và cái kết đắng - Ảnh 2.

Ảnh cắt từ clip

Mới đây, cảnh "giằng co" giữa dân quân tự vệ và một phụ nữ đi xe đạp cố tình đòi qua khu vực chốt cách ly đã khiến người xem bất bình.

Đoạn clip cho thấy, dù có tấm chắn ghi rất to và rõ ràng "Khu vực cách ly, cấm không đi lối này", người phụ nữ vẫn cố tình dắt xe qua chốt. Phát hiện, một anh dân quân tự vệ trực chốt cố ngăn lại. Người này liên tục la lối om sòm. Anh dân quân cố giữ lấy yên sau xe đạp để người phụ nữ không qua khu vực cách ly.

Được biết, sự việc diễn ra tại huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Hiện chưa rõ người phụ nữ sẽ bị xử lý như thế nào nhưng màn giằng qua kéo lại giữa anh dân quân và người phụ nữ đã khiến dân tình bức xúc.

Nhiều người không hài lòng trước hành vi cố tình vi phạm của người phụ nữ. Những ngày qua, các dân quân, công an, quân đội... làm việc vất vả ngày đêm, không có thời gian ngơi nghỉ, những trường hợp như thế này càng khiến các anh thêm mệt mỏi, áp lực hơn.

Từ chối khai báo ở chốt kiểm dịch, người đàn ông vỗ đầu công an

Khi chị đại, anh hai thông chốt kiểm dịch với lý do khó đỡ và cái kết đắng - Ảnh 3.

Không đeo khẩu trang, từ chối khai báo y tế, người đàn ông liên tục văng tục chửi bới công an

Ngày hôm qua (6/9), một đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông có biểu hiện say xỉn, thái độ hống hách trước công an. Theo chia sẻ của người đăng tải, đối tượng điều khiển xe máy không đeo khẩu trang, kiên quyết từ chối khai báo y tế tại chốt kiểm dịch.

Khi bị lực lượng chức năng giữ lại nhắc nhở, mời xuống xe làm việc thì người vi phạm lớn tiếng quát: "Ông đang trấn áp tôi, ông trấn áp người dân".

2 chiến sĩ công an vẫn cố gắng giữ bình tĩnh giải thích: "Sao anh phải nói to thế? Chúng tôi chỉ đang yêu cầu".

Không nghe hết, đối tượng đã chỉ tay thẳng về mặt cán bộ trực chốt, mồm liên tục chửi bậy, nói những từ ngữ thiếu văn hoá. Đỉnh điểm người đàn ông còn có hành động… vỗ đầu công an đầy thách thức: "Tôi không sai gì cả".

Cái kết cuối cùng không ngoài dự đoán của nhiều người, đối tượng sau đó đã bị lực lượng chức năng cưỡng chế để xử lý theo pháp luật.

Tự xưng là giảng viên đại học, người đàn ông chửi bới, lăng mạ cán bộ trực chốt

Khi chị đại, anh hai thông chốt kiểm dịch với lý do khó đỡ và cái kết đắng - Ảnh 4.

Người đàn ông "làm loạn" chốt kiểm dịch, tự nhận là giảng viên đại học.

Tối ngày 5/9, mạng xã hội xôn xao đoạn clip một người đàn ông làm loạn chốt kiểm dịch bằng lời lẽ vô cùng thiếu văn hoá khiến dân mạng "đứng hình".

Được biết sự việc xảy ra vào khoảng 16 giờ chiều cùng ngày tại chốt phòng dịch COVID Cầu Dền, Trần Cung, Hà Nội. Người đàn ông đã chửi bới ầm ĩ, lấy tay vẫy công an với giọng điệu "chợ búa":

"Thằng này ra đây tao bảo. Tao nói với mày nhá chúng mày đang làm những việc nguy hiểm. Còn tao không cần gây sự với chúng mày làm gì cả".

Trước thái độ hung hãn của đối tượng, công an cố gắng giữ bình tĩnh: "Chúng tôi vẫn đang tôn trọng anh".

Đỉnh điểm người đàn ông đã tự nhận mình là giảng viên của một trường đại học tại Hà Nội.

Vừa nói đối tượng vừa xông đến chỗ người quay clip tỏ thái độ thách thức, liên tục chửi bới, doạ nạt. Thái độ một hồi lâu, người đàn ông "tiện tay" tháo luôn chiếc khẩu trang đang đeo, thản nhiên hỏi công an: "Thế bây giờ mày định bắt tao à?"

Cán bộ trực chốt đanh thép nói: "Chúng tôi không định bắt anh nhưng mời anh đeo khẩu trang lên đã". Trước thái độ cứng rắn đó, đối tượng cuối cùng cũng chịu đeo lại khẩu trang.

Hành vi không chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19, chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Khoản 2, Điều 3, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân: Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ; các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.

Theo đó, đối với người không chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 và có hành vi chống người thi hành công vụ, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:

1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nếu người vi phạm có các hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ, hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại điểm c Khoản 3 Điều này.

2. Quy định về xử lý hình sự

Nếu người vi phạm có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành "Tội chống người thi hành công vụ", thì người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 07 năm tù.

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Giáo dục - 42 phút trước

GĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.

Suýt mất tiền vì quen bạn trai trên mạng

Suýt mất tiền vì quen bạn trai trên mạng

Xã hội - 44 phút trước

GĐXH - Đối tượng kết bạn làm quen rồi chiếm được tình cảm của chị L., sau đó yêu cầu chị L. phải đóng một khoản phí để nhận được món hàng lớn do đối tượng tặng. Nghi ngờ bị lừa đảo, chị L. trình báo công an.

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Đời sống - 49 phút trước

GĐXH - Người dân nên đến đâu để làm hộ chiếu (passport) uy tín, nhanh gọn? Dưới đây là các địa chỉ làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại các tỉnh/thành trên cả nước người dân có thể tham khảo.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 10 người trong vụ án sản xuất trái phép chất ma túy tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Tin sáng 4/4: Vàng tăng mạnh, tiến sát 103 triệu đồng/lượng; Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau sắp xếp

Tin sáng 4/4: Vàng tăng mạnh, tiến sát 103 triệu đồng/lượng; Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau sắp xếp

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Giá vàng trong nước hôm nay giao dịch ở mức đỉnh lịch sử. Chênh lệch mua vào - bán ra tới gần 3 triệu đồng/lượng; hiện nay, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, nếu thực hiện theo dự thảo, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Top