Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi đột quỵ tìm đến, cơ thể thường phát ra 4 dấu hiệu cảnh báo trước đó, tiếc là ít người nhận ra

Thứ ba, 10:20 10/05/2022 | Bệnh thường gặp

Đột quỵ và các triệu chứng cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, ngay cả những người trẻ tuổi.

Hailey Bieber, người mẫu kiêm ngôi sao truyền hình Mỹ 25 tuổi, mới đây đã phải nhập viện vì gặp phải các triệu chứng đột quỵ. Sau đó, các bác sĩ phát hiện tình trạng này có liên quan đến một cục máu đông nhỏ nằm trong não của cô.

Do đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhiều chị em chủ quan và cho rằng họ sẽ không phải đối mặt với vấn đề sức khỏe này khi còn trẻ. Trên thực tế, 15% tổng số ca đột quỵ đến từ những người trong độ tuổi từ 18-55 và con số này có thể có xu hướng tăng lên. Một nghiên cứu vào năm 2019 được công bố trên Tạp chí Thần kinh học đã chỉ ra, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng tới 23% trong một thập kỷ, từ 1998-2010.

Khi chia sẻ về sức khỏe của bản thân trên Instagram, nữ người mẫu 25 tuổi vẫn cảm thấy bất ngờ trước những gì đã trải qua. Cô cho biết: “Vào sáng thứ 5, tôi đang ngồi ăn sáng với chồng thì bắt đầu gặp phải các triệu chứng giống như đột quỵ và được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ phát hiện có một cục máu đông rất nhỏ trong não gây thiếu oxy. May thay, tôi đã hồi phục chỉ vài giờ sau đó”.

Đột quỵ là gì?

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đột quỵ và một số mẹo ngăn ngừa tình trạng này - Ảnh 1.

Những người hút thuốc, mắc huyết áp cao, béo phì, sở hữu nồng độ cholesterol cao, tiểu đường và uống nhiều rượu có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng đột quỵ.

Gregory Albers, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư về thần kinh học tại Trung tâm y tế trực thuộc Đại học Stanford cho biết, đột quỵ là một dạng tổn thương não, xảy ra khi lượng máu lưu thông đến não bị giãn đoạn.

Tình trạng này giống với đau tim nhưng thay vì xảy ra tại tim, chúng lại xuất hiện ở não. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hiện nay có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra nhất và chiếm đến khoảng 87% tổng số ca đột quỵ. Tình trạng này làm cho cục máu đông chặn dòng chảy của máu và oxy lên não. Sự tắc nghẽn đôi khi cũng xảy ra khi mảng bám tích tụ trên thành động mạch.

Trong khi đó, đột quỵ do xuất huyết ít phổ biến hơn và chiếm khoảng 13% tổng số trường hợp đột quỵ. Hiện nay có 2 loại đột quỵ xuất huyết chính là xuất huyết trong não và xuất huyết dưới màng nhện. Máu bị rò rỉ sẽ gây áp lực lớn lên não, từ đó làm tổn thương các tế bào trong khu vực quan trọng này.

Donald Lloyd-Jones, chuyên gia y khoa của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ kiêm trưởng khoa y tế dự phòng trực thuộc Trường y Feinberg cho biết, các yếu tố như mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh có thể góp phần dẫn tới tình trạng đột quỵ.

Làm thế nào để nhận biết đột quỵ?

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đột quỵ và một số mẹo ngăn ngừa tình trạng này - Ảnh 2.

Nhận biết và điều trị đột quỵ kịp thời là việc làm cực kỳ quan trọng và có thể hạn chế tổn thương não.

Theo một cuộc khảo sát vào năm 2020 do Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ thực hiện, mặc dù tỷ lệ đột quỵ đang gia tăng ở những người trẻ tuổi, khoảng 30% người trưởng thành dưới 45 tuổi không thực sự biết về các dấu hiệu cảnh báo tình trạng này. Những người mắc đột quỵ thường gặp phải các triệu chứng cảnh báo trước đó không lâu như nhìn mờ, mặt bị chảy xệ hoặc tê một bên mặt, khó nói, yếu tay.

Trên thực tế, chuyên gia Gregory cho biết, các dấu hiệu có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực não chịu ảnh hưởng. Ví dụ, nếu phần sau của não không được cung cấp đủ máu, bạn có thể gặp phải các vấn đề về thị giác. Trong khi đó, nếu đột quỵ tác động đến khu vực chịu trách nhiệm cân bằng ở thân não, bạn sẽ cảm thấy quay cuồng, chóng mặt và đứng không vững.

Bán cầu não trái chứa vùng ngôn ngữ và kiểm soát phần bên phải của cơ thể. Do đó, đột nhiên gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc tê ở bên phải cơ thể là dấu hiệu điển hình cảnh báo một cơn đột quỵ liên quan đến khu vực này.

Những người nào có nguy cơ cao mắc đột quỵ?

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đột quỵ và một số mẹo ngăn ngừa tình trạng này - Ảnh 3.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết, mỗi năm có khoảng 795 nghìn người Mỹ bị đột quỵ, trong số đó có tới 137 nghìn người tử vong.

Mặc dù đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tình trạng này lại thường xuất hiện ở người cao tuổi trên 65 và nam giới có nguy cơ mắc cao hơn phụ nữ.

Theo chuyên gia Gregory, những người có nguy cơ mắc đột quỵ cao thường phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như cholesterol cao, tiểu đường, béo phì và có thói quen hút thuốc. Các yếu tố này góp phần làm hình thành mảng bám, mảng xơ vữa động mạch và ngăn chặn lưu thông máu lên não như đã đề cập.

Cần làm gì để ngăn ngừa đột quỵ?

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đột quỵ và một số mẹo ngăn ngừa tình trạng này - Ảnh 4.

Kiểm tra huyết áp, lượng đường huyết trong máu và cholesterol thường xuyên có thể giúp bạn điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống và lối sống.

Một trong những cách chủ động nhất mọi người có thể thực hiện để duy trì sức khỏe và tránh bệnh tật là ăn uống lành mạnh. Điều này liên quan đến việc tập trung tiêu thụ thực phẩm chứa ít muối và tránh đồ ăn chế biến sẵn. 

Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây, rau và bổ sung protein. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý, tham gia các hoạt động thể chất và trang bị cho bản thân kiến thức về đột quỵ cũng là yếu tố rất cần thiết khác.

Quá trình điều trị đột quỵ phụ thuộc phần lớn vào những tác động của chúng đến sức khỏe. Nếu bạn có cục máu đông trong não, các bác sĩ có thể kê thuốc làm loãng máu. Đây là một cách hiệu quả để loại bỏ cục máu đông và khôi phục khả năng lưu thông máu lên não để cứu các mô não. 

Trong khi đó, nếu bạn bị xuất huyết trong não, quá trình điều trị thường bao gồm chụp cắt lớp và có thể phẫu thuật nằm loại bỏ máu và giảm áp lực tới não.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Trời tiết thay đổi cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm của cúm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cúm là bệnh thường gặp và cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hoặc không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Từ vụ du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng: Dấu hiệu người bị ngừng tuần hoàn, đây là cách cấp cứu nhanh và đúng cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ngừng tim (ngừng tuần hoàn) nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dấu hiệu của các bệnh lý về thận thường không rõ ràng nên nhiều người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện bệnh thì đã suy thận. Vậy cần làm gì để phòng ngừa suy thận?

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Theo CDC Hoa Kỳ, tất cả các loại vaccine phòng cúm cho mùa cúm 2024-2025 sẽ là vaccine hóa trị ba, được thiết kế để bảo vệ chống lại ba loại virus cúm khác nhau, bao gồm hai loại virus cúm A và một loại virus cúm B/Victoria.

4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Cung cấp đúng, đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân lao phổi nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Kết hợp dùng thuốc, tập luyện... với dinh dưỡng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh lao phổi.

8 bài thuốc dân gian trị cao huyết áp tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

8 bài thuốc dân gian trị cao huyết áp tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Điều trị cao huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách hạ huyết áp bằng những bài thuốc dân gian, đơn giản mà hiệu quả.

Top