Khi lễ hội bị vấp phải sự phản đối của cả nghìn người, ai sai ai đúng?
GiadinhNet - Những lễ hội như chém lợn, ăn thịt chó, lễ diệt vong… vấp phải sự phản đối của hàng nghìn người dân trong nước và thế giới. Cuộc tranh luận nên tiếp tục tổ chức hay dừng lại vẫn là đề tài gây tranh cãi bởi người trong cuộc và người ngoài ai cũng có lý do chính đáng về phía mình.
Người ngoài cuộc phản đối?
Mới đây, lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam đã vấp phải sự phản đối của Tổ chức Động vật Châu Á.
Ngày 27/1/2015, tổ chức này đã phát động chiến dịch gây ảnh hưởng tới cộng đồng cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bộ TTTT ban hành luật chấm dứt Lễ hội trên của Việt Nam vì cho rằng đây là hoạt động phản cảm, gây tác động tiêu cực về nhiều mặt, làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của người chứng kiến và tác động tới ngành du lịch Việt Nam.

Con lợn sẽ bị cắt đầu để cúng tế năm 2014. Ảnh: animalsasia.
Tổ chức này chỉ ra rằng: “Việc chém những con heo còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người chứng kiến và thực hiện nhiều hành động tàn ác với động vật cũng có xu hướng đối xử tàn ác và thô bạo đối với người khác trong cùng cộng đồng”.
Hằng năm, cứ vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người dân lại tập trung về thôn Ném Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh để tham dự lễ hội chém lợn. Trong nghi lễ này, các “ông lợn” bị kéo căng bốn chân, chặt ra làm hai khúc… máu me bê bét sân đình. Hàng nghìn người phấn khích hò reo cổ vũ, tranh nhau nhúng tiền vào máu lợn để cầu may.
Lễ hội thịt chó ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc diễn ra trong ngày hạ chí - 21/6/2014 cũng gặp phải sự phản đối của các tổ chức bảo vệ động vật tại nước này, mặc dù đây là phong tục truyền thống suốt nhiều thập niên qua ở Ngọc Lâm với việc giết thịt khoảng 10.000 con chó trong mỗi dịp lễ hội. Bởi người ta tin rằng - ăn thịt chó, vải thiều và uống rượu trong ngày hạ chí sẽ giúp họ khỏe mạnh trong suốt mùa đông.

Những người bảo vệ động vật đã lên tiếng phản đối kịch liệt lễ hội thịt chó.
Những người bảo vệ động vật đã lên tiếng phản đối kịch liệt lễ hội. Họ đổ xô vào thành phố để ngăn người ta giết hại chó. Họ đã dùng rất nhiều cách để cứu mạng những con vật này, bao gồm việc mua lại chúng. “Chúng tôi sẽ làm mọi việc để cứu những con chó”, bà Yang Yahua, 65 tuổi ở thành phố Trùng Khánh, nói.
Các nhóm bảo vệ động vật còn tới Ngọc Lâm từ nhiều ngày trước để phát tờ rơi, treo biểu ngữ nhằm thuyết phục người dân địa phương nơi đây từ bỏ món ăn này.
Người Maya phản đối 'lễ hội diệt vong'
Năm 2012, giả thuyết về nền văn minh trên trái đất sẽ diệt vong vào ngày 21/12/2012 đã lan truyền khắp thế giới. Nhiều phim tài liệu và phim truyện đã quảng bá giả thuyết này. Người ta nói rằng lịch cổ của người Maya, một dân tộc có trình độ khá cao về toán học và thiên văn từ vài trăm năm trước, kết thúc vào ngày 21/12/2012.

Những hậu duệ của người Maya tại Guatemala. Ảnh: France 24
Bộ Văn hóa Guatemala thông báo sẽ tổ chức một lễ hội ở thủ đô Guatemala City, quảng bá những giải pháp để sống sót nếu nền văn minh diệt vong vào tháng 12. Tuy nhiên, chiến dịch quảng bá giả thuyết về lịch cổ Maya và ngày tận thế đã bị phản đối. Oxlaljuj Ajpop, một tổ chức của người Maya tại Guatemala cho rằng đây là hành động bất kính đối với nền văn hóa Maya và ngành du lịch đang cố tình bóp méo sự thật để thu hút sự chú ý của du khách.
Felipe Gomez, người đứng đầu Oxlaljuj Ajpop nói: "Chúng tôi phản đối hành vi lừa gạt, nói dối, bóp méo sự thật và lợi dụng văn hóa dân gian của chúng tôi để trục lợi. Họ đang nói sai về chu kỳ thời gian trong lịch cổ của người Maya".
Maya là một bộ tộc thổ dân châu Mỹ đã xây dựng một nền văn minh đặc sắc từ khoảng năm 1.000 trước Công nguyên. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao về lĩnh vực xây dựng nhà nước và kiến trúc, toán học, thiên văn học từ năm 250 tới năm 900 sau Công nguyên. Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, cơ cấu chính trị, kinh tế đã làm cho nền văn minh cổ đặc sắc của người Maya diệt vong. Hơn một nửa trong số gần 15 triệu dân Guatemala là hậu duệ của người Maya.
Mỗi năm trong lịch của người Maya có 18 tháng bình thường và một tháng linh thiêng. Tháng bình thường bao gồm 20 ngày, còn tháng linh thiêng chỉ gồm 5 ngày.
Người trong cuộc đồng tình
Đứng trước sự phản đối lễ chém lợn của Tổ chức Động vật Châu Á, các bậc cao niên và một số người dân tại thôn Ném Thượng đã lên tiếng phản đối. Theo thông tin trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Đăng Quy, 86 tuổi, giận dữ: “Chém lợn là lễ hội của làng chúng tôi từ hàng trăm năm nay. Diễn lại tích để tưởng nhớ vị tướng quân chém lợn rừng nuôi quân. Tại sao lại gọi việc đó là dã man?”

Hai năm gần đây, dân làng đã tránh chém lợn và thay bằng việc cắt cổ lợn. Ảnh: Depplus
Ông Nguyễn Hưng Thể, 58 tuổi, người thủ đao trực tiếp chém lợn trong 2 năm liền cũng cho rằng đây không phải hành động tàn bạo mà chỉ là một tập tục bình thường của địa phương. “Nếu nói giết lợn dã man thì to tát quá. Đầu năm mổ lợn để lấy thực phẩm dùng trong ngày Tết, cúng giỗ ở đâu chẳng có. Từ bao nhiêu năm nay, hàng ngàn người xem lễ hội, tôi chưa thấy trẻ con trong làng bị ảnh hưởng nặng nề khi chứng kiến chém lợn. Trái lại, lễ hội đem đến cho mọi người sự vui vẻ, phấn khởi ngày đầu năm mới”.
Trong khi đó, tại Ngọc Lâm, lễ hội thịt chó vẫn diễn ra và chưa gián đoạn bao giờ, bất chấp sự phản đối của tổ chức động vật tại đây. Bởi với người bản địa, chó là thực phẩm chứ không phải là bạn của con người. “Đó là truyền thống của chúng tôi và chúng tôi có quyền ăn thịt chó. Nếu nói chúng tôi là những kẻ tàn bạo thì những người ăn thịt gà, thịt lợn, thịt bò không tàn bạo hay sao?”, Wei Zhengde, người dân Ngọc Lâm bày tỏ.

Với người bản địa, chó là thực phẩm chứ không phải là bạn của con người. “Đó là truyền thống của chúng tôi và chúng tôi có quyền ăn thịt chó..."
Còn phần lớn những người bán chó không chấp nhận lý lẽ của các nhà bảo vệ động vật. Họ sẽ giao những con chó cho những người trả giá cao nhất.
Như vậy, có thể nói cuộc tranh luận về việc nên dừng hay tiếp tục các lễ hội trên vẫn chưa thể ngã ngũ, bởi nó là phong tục cổ truyền, tập quán hàng nghìn năm của người dân bản địa, là nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ, không thể nói bỏ là bỏ đi ngay được.
LD (th)

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 4 giờ trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 8 giờ trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 16 giờ trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 20 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 21 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.