Khi nào Hà Nội sẽ cho học sinh đến trường, nới lỏng thêm các hoạt động?
Những ngày qua, Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng rải rác ở nhiều quận, huyện. Vậy khi nào thì thành phố sẽ xem xét nới lỏng thêm các hoạt động, cho học sinh đến trường.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết: Tính đến sáng 30/10, toàn quốc vẫn còn 38 tỉnh thành có "ổ dịch".
Trước đó, vào 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" nên việc thành phố ghi nhận các ca mắc trong cộng đồng là điều đã được dự đoán trước.
Ở thời điểm hiện tại, người dân đi từ các tỉnh thành có dịch về Hà Nội đã không phải thực hiện cách ly tập trung như trước. Đối với trường hợp đã tiêm vaccine phòng Covid-19 thì tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 7-14 ngày tùy theo liều vaccine đã tiêm. Nếu chưa tiêm phòng thì cũng tự cách ly tại nhà.
"Tuy nhiên, hiện rất nhiều trường hợp đi về từ vùng dịch nhưng không tự cách ly, không chấp hành quy định phòng, chống dịch. Đến khi phát bệnh thì gia đình, anh em là người chịu tổn thất trước hết" - ông Tuấn nói và nhấn mạnh, vấn đề mấu bây giờ là phải tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành quy định phòng, chống dịch của người dân.
Ngoài ý thức của mỗi người, ông Tuấn cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, làng xóm, người cùng tổ dân phố trong việc phát hiện người trở về từ vùng dịch. Đồng thời, vai trò giám sát của tổ covid cộng đồng và lực lượng công an khu vực cũng rất quan trọng.
Chia sẻ về việc nới lỏng, cho phép các hoạt động dịch vụ khác được hoạt động trở lại trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết việc này phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ tiêm vaccine. Hiện tỷ lệ tiêm mũi 2 của thành phố mới chỉ được trên 50%.
"Việc dự kiến xem xét nới lỏng thêm các hoạt động, dịch vụ phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm vaccine; học sinh có đi học hay không cũng phụ thuộc vào tỷ lệ tiêm vaccine. Đặc biệt, nếu tỉ lệ tiêm vaccine cao thì chúng ta vẫn phải thực hiện song song các biện pháp phòng, chống dịch" - ông Tuấn cho hay.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, có quan điểm cho rằng, ở thời điểm hiện tại Hà Nội nên cho trẻ em ở "vùng xanh" đến trường. Bởi lẽ, để các em học sinh ở nhà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn so với việc cho các em đi học.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, mới đây, Hà Nội đã ban hành hướng dẫn liên ngành, chuẩn bị cho việc đón học sinh quay trở lại trường học tập khi đủ điều kiện an toàn chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời, liên ngành Sở GD&ĐT và Sở Y tế cũng cung cấp bộ 16 tiêu chí đánh giá trước, trong và sau khi học sinh đến trường học.
"Việc cho đi học thì thành phố đã có thang điểm để đánh giá mức độ an toàn tại trường học rồi. Vì vậy, nếu trường nào đạt tiêu chí, đủ điều kiện rồi thì nên để các em đi học. Riêng các hoạt động, dịch vụ khác có thể chưa đến mức cần thiết cho hoạt động trở lại vì nguy cơ ở Hà Nội còn rất cao" - ông Nga nêu quan điểm.
6 câu bố mẹ nên nói với con mỗi ngày
Theo Nguyễn Trường
Dân Trí
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 8 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 1 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 1 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 1 ngày trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 2 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.