Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt?
Khi thân nhiệt tăng trên 37oC cần phải hạ nhiệt, tuy nhiên không phải cứ sốt là dùng thuốc hạ sốt ngay vì còn nhiều giải pháp hạ nhiệt khác vẫn có hiệu nghiệm mà không cần dùng thuốc.
Nguyên nhân gây sốt
Có nhiều nguyên nhân gây nên sốt cả ở trẻ em và người lớn tuổi. Ở trẻ sơ sinh, khi trẻ bị sốt có thể do nhiễm khuẩn rốn hoặc nhiễm khuẩn do sặc nước ối gây viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, nhất là trẻ sinh ra thiếu tháng, nhẹ cân.
Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh bị sốt do thiếu nước khi chào đời vài ba ngày bị thiếu sữa mẹ. Thời tiết nắng nóng cũng có thể làm cho trẻ mất nước, nhất là trẻ mới lọt lòng vài ba ngày mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài và có thể bị sốt.
Hầu hết trẻ em và người lớn tuổi bị sốt là do nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn gây sốt gặp nhiều nhất là viêm đường hô hấp như viêm mũi, họng, tai. Một số bệnh có khả năng gây thành dịch như sốt xuất huyết (cả người lớn và trẻ em), viêm não, sởi, sốt phát ban, thủy đậu, bệnh tay - chân - miệng (chủ yếu ở trẻ em chưa có miễn dịch với tác nhân gây bệnh).
Nên lau cho trẻ bằng nước ấm khi trẻ bị sốt.
Khi nào thì dùng thuốc?
Không phải cứ sốt là dùng thuốc hạ nhiệt ngay mà tùy theo mức độ của sốt. Thông thường, khi sốt nhẹ không nên dùng thuốc hạ nhiệt ngay mà nên chườm nước ấm, không được chườm lạnh hoặc không dùng nước đá để chườm cho người bệnh bất kể là trẻ em hay người trưởng thành.
Để có hiệu quả thì cần dùng khăn sạch nhúng nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bệnh khoảng 2oC). Chườm vào trán, nách, bẹn nơi có các mạch máu lớn đi qua để làm tỏa nhiệt nhanh hơn. Khi người bệnh đã giảm thân nhiệt gần với mức bình thường (37oC) thì ngừng lau mát, sau đó nếu thân nhệt lại tăng lên thì công việc lau mát lại tiếp tục. Không nên mặc nhiều áo, quần, tã lót (trẻ nhỏ) và nên nằm ở nơi thoáng mát.
Không nên nằm trong phòng máy lạnh ở nhiệt độ thấp và cũng không nên quạt mát bằng cách cho quạt xoáy gió vào người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Nên ăn bình thường, tốt nhất là các loại thức ăn nhuyễn (cháo, súp).
Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường cả về số lần cả về thời gian cho trẻ bú. Cần uống nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất do sốt, nhất là sốt cao, kéo dài. Loại nước thông dụng hiện nay là dung dịch oresol (ORS).
Có hai loại ORS được các nhà sản xuất đóng gói khác nhau. Loại dùng cho trẻ em thường là 5,63g/gói. Loại này khi pha cho 1 gói ORS vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội, khuấy thật đều rồi cho trẻ uống với liều lượng như sau: trẻ nhũ nhi (dưới 24 tháng/tuổi) uống 50ml/lần, mỗi ngày (24 giờ) cho trẻ uống từ 2 - 3 lần; trẻ trên 2 - 10 tuổi thì cho uống 100ml/lần, ngày cho uống từ 2 - 3 lần; trẻ trên 10 tuổi thì khi nào trẻ khát nước là cho uống, uống theo nhu cầu của trẻ.
Với người lớn có thể dùng loại 5,63g/gói pha vào 200ml nước uống theo nhu cầu (hết thì pha tiếp) hoặc dùng loại của người lớn pha vào 1 lít nước, uống theo nhu cầu. Nếu không có ORS thì pha dung dịch gồm muối ăn và đường mía hoặc đường glucoza. Cứ 2 thìa gạt (loại thìa cà phê) muối ăn với 8 thìa gạt đường pha trong 1 lít nước đã đun sôi, để nguội. Lắc thật đều cho tan hết muối và đường rồi uống với liều lượng như uống ORS. Nên uống thêm các loại nước quả như nước cam, chanh tươi, nước ép dưa hấu, xoài. Khi đã chườm mát nhiều lần mà thân nhiệt không giảm, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi phải đề phòng trẻ bị co giật, do đó cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Trong khi chưa thể đưa người bệnh đến cơ sở y tế được thì cần cho người bệnh uống thuốc hạ nhiệt (thuốc hạ sốt). Có nhiều loại thuốc hạ sốt được bán ở các quầy thuốc Tây y nhưng loại thông dụng và an toàn là paracetamol.
Liều thông dụng cho người lớn tối đa là 10mg/1kg cân nặng, cứ sau mỗi 6 giờ uống 1 viên 500mg, nếu vẫn sốt trên 38oC. Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn thuận lợi hơn, nhất là trẻ có kèm theo nôn, trớ. Liều lượng trung bình với trẻ là 5 - 10mg/kg cân nặng.
Đối với trẻ lớn hơn hoặc không có viên đầu đạn paracetamol thì cho uống paracetamol với liều lượng như sau: dưới 1 tuổi cho uống 60mg/lần; từ 1-3 tuổi cho uống từ 60 - 120mg/lần; từ 3 - 6 tuổi cho uống 120mg/lần; từ 6 -12 tuổi cho uống 240mg/lần. Cứ sau 4 - 6 giờ cho uống 1 lần, nếu như trẻ vẫn còn sốt trên 38oC. Khi tình trạng sốt của trẻ không cải thiện được thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt, không được chần chừ nhất là trẻ nhỏ (sơ sinh, nhũ nhi).
Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu/Sức khỏe và Đời sống
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 6 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 13 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 14 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 14 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 14 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 1 ngày trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.