Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi nào sầu riêng trở thành chất độc với cơ thể?

Thứ bảy, 15:59 01/07/2017 | Sống khỏe

Bên cạnh những lợi ích, sầu riêng có thể gây bệnh nghiêm trọng cho cơ thể trong một số trường hợp nhất định.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết sầu riêng cũng như các loại quả khác, đều có tính hai mặt, lợi ích và những tác hại với cơ thể. Cụ thể:

Tác dụng của quả sầu riêng

Điều trị táo bón: Sầu riêng là nguồn dồi dào chất xơ, một chất quan trọng, có tác dụng hấp thu nước và giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình vận chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa hiệu quả.

Phòng bệnh thiếu máu: Chất folate còn được gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu bình thường. Trong khi đó, sầu riêng được biết đến là nguồn phong phú chất folate nên rất có tác dụng cho các bệnh về máu.

Tốt cho xương và cơ bắp, tim mạch: Sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Đây là dưỡng chất quan trọng có lợi cho xương. Kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu… Nguồn kali dồi dào từ sầu riêng cũng góp phần giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp tốt hơn. Sầu riêng có chứa hàm lượng protein cao nên cũng có tác dụng giúp cơ bắp phát triển tốt.

Tác dụng trong tình dục: Sầu riêng cũng có tác dụng rất tốt khi dùng làm thuốc bổ thận tráng dương cho đàn ông, những người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng chữa liệt dương, di tinh…

Giảm trầm cảm: Do chứa chất axit amin tryptophan cao nên sầu riêng có tác dụng giúp giảm bớt trầm cảm, mất ngủ, tạo ra cảm giác thư thái cho con người bằng cách tăng mức độ serotonin trong não bộ, đẩy lùi tình trạng lo âu, chán nản.

Bên cạnh những tác dụng tốt, sầu riêng cũng có thể gây độc cho cơ thể. Ảnh: Lifehack.

Mặt trái của sầu riêng

TS Sơn khuyến cáo bên cạnh những tác dụng tốt kể trên, sầu riêng cũng có thể gây độc cho cơ thể.

Theo ông, bản chất sầu riêng có tính nóng nên cần hạn chế ăn sầu riêng cùng lúc với các loại nước uống như trà đậm, cà phê, bia, rượu hoặc các chất kích thích khác vì sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.

Một nghiên cứu của Đại học Tsukuba (Nhật Bản) từng khuyến cáo trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể.

Đặc biệt, chúng ta không nên ăn sầu riêng cùng các loại thịt như bò, cừu, chó và hải sản. Sầu riêng chứa nhiều đường, kali và chất béo, glycemic, trong khi đó, các loại thịt nêu trên lại là nguồn protein dồi dào và cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Kết hợp hai loại này với nhau rất dễ khiến cholesterol trong máu tăng cao đột ngột và mạch máu sẽ không tải nổi.

Ngoài ra, TS Sơn lưu ý trong 100 gram sầu riêng có chứa khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của cơ thể nên loại quả này rất hữu ích trong việc bổ sung thêm năng lượng.

Tuy nhiên, những người đang muốn giảm cân không nên ăn sầu riêng. So với các loại trái cây khác (trừ trái bơ), loại quả này có chứa lượng chất béo cao hơn gấp khoảng 3 lần. Sầu riêng cũng có thể gây đầy hơi, khó tiêu do chứa nhiều đường và có tính nóng.

Những đối tượng không nên ăn sầu riêng

TS Sơn khuyến cáo một số người bị ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn sầu riêng là do hàm lượng chất xơ và carbohydrate cao. Tình trạng này có thể tăng nặng nếu chúng ta uống rượu và đang mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, những đối tượng sau không nên ăn loại quả này:

Người bị suy thận: Lượng kali cao trong sầu riêng gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. Bởi khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5 mmol/l, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim đột ngột, gây tử vong.

Phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi và những người bị cao huyết áp.

Những người bị mụn nhọt, nóng trong: Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhiệt miệng thì nên tránh xa món này.

Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt: Biểu hiện của tình trạng này là người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cũng cần hạn chế ăn sầu riêng.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 43 phút trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 6 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 22 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top