Khi thấy các dấu hiệu này phải can thiệp để ngăn ngừa tự tử
Nếu thấy một người buồn bã hoặc ủ rũ quá mức; có vấn đề về giấc ngủ; đột nhiên trở nên bình tĩnh; thay đổi tính cách hoặc ngoại hình; có các dấu hiệu "dọn dẹp" như sắp xếp công việc cá nhân, lập di chúc, dọn phòng ở... mọi người hãy tác động để ngăn ngừa nguy cơ tự tử của đối tượng này.
Bản thân tự tử không phải là một bệnh tâm thần, mà là hậu quả nghiêm trọng của một số rối loạn tâm thần có thể điều trị được, bao gồm trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực, rối loạn stress hậu chấn thương, rối loạn nhân cách giới hạn, tâm thần phân liệt, rối loạn sử dụng chất gây nghiện và rối loạn lo âu như chứng cuồng ăn và chứng chán ăn.

Các dấu hiệu cảnh báo tự tử
Bất kỳ điều nào sau đây đều có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự tử:
• Buồn bã hoặc ủ rũ quá mức: Buồn bã kéo dài, thay đổi tâm trạng và cơn thịnh nộ bất ngờ.
• Tuyệt vọng: Cảm giác tuyệt vọng sâu sắc về tương lai, với rất ít hy vọng rằng hoàn cảnh có thể cải thiện.
• Các vấn đề về giấc ngủ.
• Độ nhiên bình tĩnh: Đột nhiên trở nên bình tĩnh sau một thời gian trầm cảm hoặc ủ rũ có thể là dấu hiệu cho thấy người đó đã đưa ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình.
• Khép kín: Chọn ở một mình và tránh bạn bè hoặc các hoạt động xã hội cũng có thể là những triệu chứng của trầm cảm, một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử. Tình trạng này bao gồm mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động mà trước đó người ấy rất thích.
• Thay đổi về tính cách và/hoặc ngoại hình: Một người đang nghĩ đến việc tự tử có thể thể hiện sự thay đổi trong thái độ hoặc hành vi, chẳng hạn như nói hoặc di chuyển với tốc độ nhanh hoặc chậm bất thường. Ngoài ra, người đó có thể đột nhiên trở nên ít quan tâm đến ngoại hình của mình.
• Hành vi nguy hiểm hoặc tự gây hại: Hành vi nguy hiểm tiềm tàng, như lái xe liều lĩnh, quan hệ tình dục không an toàn, và sử dụng ma túy và/hoặc rượu có thể cho thấy người đó không còn coi trọng mạng sống của mình.
• Chấn thương hoặc khủng hoảng cuộc sống gần đây: Khủng hoảng lớn trong cuộc sống có thể kích hoạt nỗ lực tự sát. Khủng hoảng bao gồm cái chết của người thân hoặc thú cưng, ly hôn hoặc tan vỡ mối quan hệ, chẩn đoán bệnh nặng, mất việc hoặc các vấn đề tài chính nghiêm trọng.
• Chuẩn bị: Thông thường, một người nghĩ tới việc tự tử sẽ bắt đầu sắp xếp lại công việc cá nhân của mình. Điều này có thể bao gồm đi thăm bạn bè và người thân, cho đi tài sản cá nhân, lập di chúc và dọn dẹp phòng hoặc nhà của mình. Một số người sẽ viết thư tuyệt mệnh trước khi tự tử. Một số người sẽ mua phương tiện để tự tử.
• Đe dọa tự tử: Từ 50% đến 75% những người cân nhắc tự tử sẽ cho ai đó - bạn bè hoặc người thân - dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, không phải ai đang nghĩ đến tự tử cũng sẽ nói như vậy và không phải ai đe dọa tự tử cũng sẽ làm theo. Mọi mối đe dọa tự tử đều tần được tiếp nhận một cách nghiêm túc.
Những người nào dễ tự tử nhất?
Tỷ lệ tự tử cao nhất là ở thiếu niên, thanh niên và người già. Nguy cơ tự tử cũng cao hơn trong các nhóm sau:
• Người già mất vợ hoặc chồng do qua đời hoặc ly hôn
• Những người đã từng tự tử
• Người có tiền sử tự tử trong gia đình.
• Những người có bạn bè hoặc đồng nghiệp đã tự tử
• Người có tiền sử bị lạm dụng thể chất, cảm xúc hoặc tình dục
• Những người chưa lập gia đình, không có kỹ năng hoặc thất nghiệp
• Người bị đau dài ngày, bị tàn tật hoặc mắc bệnh nan y
• Những người dễ có hành vi bạo lực hoặc bốc đồng
• Những người mới được xuất viện tâm thần (Đây thường là giai đoạn chuyển tiếp rất đáng sợ.)
• Những người trong một số ngành nghề nhất định, chẳng hạn như cảnh sát và nhân viên y tế làm việc với bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối
• Người có vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện
Mặc dù phụ nữ có khả năng tự tử cao gấp ba lần, nhưng đàn ông có nhiều khả năng hoàn thành hành động này.
Có thể phòng ngừa được tự tử không?
Không thể phòng ngừa được tự tử một cách chắc chắn, nhưng thường có thể giảm được nguy cơ nếu can thiệp kịp thời. Nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để ngăn ngừa tự tử là biết về các yếu tố nguy cơ, cảnh giác với các dấu hiệu trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, nhận ra các dấu hiệu cảnh báo tự tử và can thiệp trước khi người đó có thể hoàn thành quá trình tự lấy đi mạng sống của mình.
Nên làm gì nếu bạn nghĩ ai định tự tử?
Những người nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình và những người được tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe tâm thần ít hành động theo các thôi thúc tự tử của họ hơn so với những người bị cô lập về mặt xã hội. Nếu ai đó mà bạn biết đang có dấu hiệu cảnh báo tự tử, thì:
• Đừng ngại hỏi liệu người đó có bị trầm cảm hay suy nghĩ về việc tự tử hay không.
• Hỏi xem người đó có đang gặp bác sĩ trị liệu hay đang dùng thuốc không.
• Thay vì cố gắng khuyên người đó đừng tự tử, hãy cho người đó biết rằng trầm cảm là tạm thời và có thể điều trị được.
• Trong một số trường hợp, người đó chỉ cần biết rằng có người quan tâm và đang tìm cơ hội để nói về cảm xúc của mình. Sau đó, bạn có thể khuyến khích người đó tìm kiếm sự giúp đỡ từ người có chuyên môn.
Nên làm gì nếu nhìn thấy các dấu hiệu cảnh báo tự tử?
Nếu bạn tin rằng ai đó mà bạn biết có nguy cơ sẽ tự tử ngay lập tức:
• Đừng để người đó một mình. Nếu có thể, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình.
• Đề nghị người đó đưa cho bạn bất kỳ vũ khí nào mà người đó có thể có. Lấy đi hoặc loại bỏ các vật sắc nhọn hoặc bất cứ thứ gì khác mà người đó có thể sử dụng để làm tổn thương chính mình.
• Nếu người đó đang điều trị tâm thần, hãy giúp họ liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để được hướng dẫn và giúp đỡ.
• Cố gắng giữ cho người đó bình tĩnh nhất có thể.
• Gọi cơ quan chức năng hoặc đưa người đó đến phòng cấp cứu.
Theo WebMD/Dân Trí

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.