Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi trạm y tế thu hút người dân đến khám bệnh

Thứ tư, 15:45 11/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - Trụ sở hai tầng khang trang còn phảng phất mùi sơn là ngôi nhà mới của tập thể y, bác sĩ Trạm Y tế Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy - TP Cần Thơ), thỏa niềm ước mong bấy lâu nay về giấc mơ “an cư lạc nghiệp”.

Không chỉ vậy, đây còn là mốc đánh dấu hoàn thiện cơ sở vật chất của hệ thống y tế tuyến đầu của thành phố, với 85/85 trạm y tế có trụ sở hoạt động, góp phần thuận lợi trong việc khám và điều trị bệnh cho người dân địa phương.

Thế mạnh thu hút đông bệnh nhân của trạm y tế phường Tân Hưng chính là khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp đông, tây y. - Ảnh: T. S

Thế mạnh thu hút đông bệnh nhân của trạm y tế phường Tân Hưng chính là khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp đông, tây y. - Ảnh: T. S

Bác sỹ đối xử với người bệnh thân tình như người nhà

Dọc lối vào Trạm Y tế phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt), hàng chục các nia thuốc nam đang phơi mình đón nắng sớm. Trong khuôn viên sân trạm, nhiều người cao tuổi vừa thoăn thoắt tay chặt cây thuốc nam, vừa trò chuyện, nói cười rôm rả. Quang cảnh trạm y tế khang trang, sạch đẹp. Ở dãy phòng bên trái của trạm, nhiều bệnh nhân đang chăm chỉ tập luyện các dụng cụ phục hồi chức năng; còn cán bộ y tế đi tới lui hướng dẫn hết bệnh nhân này đến bệnh nhân khác tập luyện đúng tư thế. Dì Nguyễn Thị Bông (52 tuổi, ở khu vực Tân Phước 1), đang tập vật lý trị liệu tại đây, cho biết: “Tôi mắc bệnh tiểu đường, thoái hóa cột sống. Hơn 2 tháng nay, từ khi biết bệnh của mình, ngày nào tôi cũng đến đây tập luyện. Các y, bác sĩ nơi đây đối xử với người bệnh thân tình như người nhà”.

Bác sĩ y học cổ truyền Lê Đức Trọng, Trưởng trạm Y tế phường Tân Hưng, cho biết, thế mạnh thu hút đông bệnh nhân của trạm chính là khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp đông, tây y. Mỗi ngày, trạm tiếp nhận khám, điều trị trung bình khoảng 60 - 70 bệnh nhân, trong đó, khoảng phân nửa thực hiện châm cứu, hốt thuốc nam. Trạm đã triển khai siêu âm, sắp tới, tiếp tục triển khai kỹ thuật đo điện tim, góp phần tầm soát bệnh sớm. Không chỉ chú trọng chất lượng chuyên môn, lãnh đạo Trạm Y tế Tân Hưng luôn quan tâm nhắc nhở đội ngũ y, bác sĩ nêu cao y đức, hết lòng phục vụ bệnh nhân. Hiệu quả khám, chữa bệnh của Trạm Y tế Tân Hưng còn nhờ vào công tác vận động xã hội hóa.

Năm 2013, trạm được đầu tư 2 phòng tập vật lý trị liệu và phòng thuốc nam, với tổng kinh phí khoảng 400 triệu đồng từ các nhà hảo tâm tài trợ. Ngoài ra, trạm còn được trang bị hai xe cứu thương từ thiện, hoạt động đắc lực, chuyển viện miễn phí cho hàng trăm lượt người bệnh nghèo. Chú Trần Quốc Thới, nguyên là cán bộ của trạm, đã nghỉ hưu nhưng vẫn chưa chịu nghỉ ngơi, tích cực với công tác vận động xã hội hóa xây dựng trạm y tế. Và không chỉ chú Thới mà nhiều cá nhân nhiệt tình khác đã tạo thành một phong trào mạnh mẽ góp sức cùng địa phương chung tay cho công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Bác sĩ Bùi Văn Khanh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Thốt Nốt, cho biết: “Trạm Y tế Tân Hưng thu hút đông bệnh nhân nhờ chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đi đôi với tinh thần tận tụy hết lòng với bệnh nhân. Đặc biệt, công tác xã hội hóa của Trạm Y tế phường Tân Hưng đạt hiệu quả vượt trội so với các đơn vị khác trên địa bàn”.

Chủ động phòng, chống dịch

Theo chân cộng tác viên y tế đến thăm gia các hộ dân ở ấp Thạnh Lộc 1, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, tôi thấy bà con nơi đây rất quan tâm công tác chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hộ ông Chế Văn Hòa - bà Võ Thị Lài, nhà cửa khang trang, sạch đẹp, bên hông nhà, hàng kiệu chứa nước mưa đều có nắp đậy, được kê cao ráo, sạch sẽ. Bà Lài cho biết: “Tôi luôn nhắc nhở con cháu dọn dẹp nhà cửa, vườn tược sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe. Nhà tôi có mấy đứa cháu nhỏ, ngày hay đêm tôi luôn nhắc các cháu ngủ mùng, phòng tránh sốt xuất huyết”.

Xã Trung An là một trong những địa phương tiêu biểu của thành phố trong công tác phòng, chống dịch hiệu quả. Trưởng trạm Y tế xã Trung An Nguyễn Văn Lập cho biết: “Trong công tác phòng dịch quan trọng là tuyên truyền vận động, huy động được nguồn lực xã hội, nâng cao ý thức của cộng đồng”. Hàng năm, trạm y tế tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, lập kế hoạch phòng chống dịch cụ thể. Ngoài ra, xã Trung An còn thụ hưởng lợi ích từ dự án tiểu vùng sông Mekong. Ông Lê Phước Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Trung An, cho biết: Xã Trung An được công nhận là xã nông thôn mới đầu năm 2014. Trong 20 tiêu chí đạt được, có 2 tiêu chí về lĩnh vực y tế, nhờ sự đồng lòng từ chính quyền, đoàn thể đến người dân. 5 năm qua, Trung An không xảy ra ổ dịch nào. Năm 2014, trên 73% người dân tham gia bảo hiểm y tế, ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao, góp phần vào thành công của xã nông thôn mới.

Các trạm y tế phường Tân Hưng và xã Trung An là những đơn vị tiêu biểu của 85 trạm y tế xã, phường, thị trấn, làm tròn vai trò khám chữa bệnh ban đầu, phòng chống dịch tại cộng đồng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Thời gian qua, thành phố, ngành y tế và các cấp, các ngành chung tay đầu tư cho hệ thống y tế tuyến đầu này, góp phần phát huy tối đa vai trò, nhiệm vụ của các trạm y tế, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân địa phương, đồng nghĩa giảm gánh nặng ngân sách trong lĩnh vực y tế. Đến nay, 85/85 trạm y tế có trụ sở, được bố trí đầy đủ bác sĩ, dược sĩ, nữ hộ sinh. Từ năm 2011 đến năm 2014, ngành y tế thành phố tổ chức lễ đi bộ hướng về y tế cơ sở, thu được khoảng 4 tỉ đồng đầu tư trang thiết bị cần thiết, gồm: máy siêu âm, điện tim, máy đo đường huyết cho các trạm y tế.

Bác sĩ CKII Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, đánh giá: “Thời gian qua, hệ thống trạm y tế đã tham mưu cho chính quyền địa phương huy động mọi nguồn lực để chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là vận động mọi người tự giải quyết vấn đề sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Trạm đã tổ chức, giám sát và phát hiện, điều tra, xử lý những ca bệnh đầu tiên. Nhờ đó nhiều năm liền thành phố không có các dịch bệnh lớn xảy ra...”. Cũng theo bác sĩ CKII Nguyễn Trung Nghĩa, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục nâng chất hệ thống trạm y tế, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở gắn với việc thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Bên cạnh đó, thu hút cán bộ về công tác tại y tế cơ sở. Do vậy, các địa phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho những trạm y tế đã xuống cấp, di dời hoặc thiếu trang thiết bị,… để hoàn thiện mọi mặt hệ thống y tế tuyến đầu.

Bà Nguyễn Thị Bông ở phường Tân Hưng, quận (Thốt Nốt), nói: “Sang năm, tôi và người thân sẽ đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Trạm Y tế phường Tân Hưng này, vừa gần nhà, đỡ tốn kém chi phí đi lại, cũng vừa an tâm về chất lượng khám, chữa bệnh”. Để tạo được niềm tin cho dì Bông và nhiều bệnh nhân khác ở địa phương, có thể nói y tế tuyến cơ sở đã ngày càng nỗ lực khẳng định được vai trò, nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, xứng đáng là hệ thống y tế tuyến đầu của thành phố Cần Thơ.

Thu Sương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top