Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành 'kỳ quan'

Thứ sáu, 12:31 02/02/2024 | Chuyện đó đây

Đây là câu chuyện của Lương Dung, sở hữu “căn nhà cố chấp” nổi tiếng nhất Quảng Châu.

Hơn 13 năm trước, một làn sóng giải phóng mặt bằng và tái định cư đã diễn ra ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Chủ căn nhà nhỏ chỉ 30m2 ra giá bồi thường cao ngất ngưởng khiến cây cầu vượt biển phải chuyển hướng. Hiện tại gia đình này ra sao?

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 1.

Hộ duy nhất không chịu di dời

Nhà của Lương Dung ở quận Hải Châu, một khu dân cư cũ thuộc thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).

Người dân quận Hải Châu từ bao đời nay đều sống dựa vào biển, cuộc sống tuy không giàu có nhưng ổn định. Cuộc sống yên bình này bị phá vỡ bởi một sự kiện lớn.

Kể từ năm 2010, chính quyền thành phố Quảng Châu đã quyết định xây dựng một cây cầu vượt biển. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu gặp phải một vấn đề: Làm thế nào để thuyết phục Lương Dung và gia đình cô di dời.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 2.

Lương Dung nói chuyện với phóng viên

Nhà của Lương Dung chỉ rộng hơn 30m2. Đối với Lương Dung, ngôi nhà này chứa đựng những kỷ niệm của gia đình và cô không muốn rời khỏi nơi này. Đó chính là lý do khiến cô đã từ chối ngay khi nhân viên chính quyền đến đưa ra đề nghị giải phóng mặt bằng.

Sự kiên trì của Lương Dung đã khiến công việc phá dỡ đi vào bế tắc.

Theo chính sách bồi thường, hộ dân sẽ nhận được căn nhà có giá trị tương đương và trợ cấp tái định cư 8.000 NDT (hơn 27 triệu đồng) mỗi mét vuông, tính theo diện tích của căn nhà hiện tại. Theo giá nhà ở Quảng Châu vào thời điểm đó và mức trợ cấp, gia đình Lương Dung có thể nhận được số tiền bồi thường là 2 triệu NDT (hơn 6,8 tỷ đồng).

Không ngờ, Lương Dung lại yêu cầu chính quyền bồi thường 8 triệu NDT (hơn 27,3 tỷ đồng), nếu không sẽ không đồng ý chuyển đi.

Thời gian trôi qua, hàng xóm xung quanh lần lượt rời đi, chỉ còn lại gia đình Lương Dung ở trong căn nhà cũ.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 3.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 4.

Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, chính phủ đã nhiều lần đến đàm phán và liên tục tăng số tiền bồi thường, cuối cùng lên tới 4 triệu NDT (hơn 13,6 tỷ đồng). Nhưng Lương vẫn nhất quyết đòi 8 triệu NDT và không nhân nhượng. Cô tin rằng ngôi nhà của mình là báu vật phong thủy và có giá trị hơn rất nhiều so với giá tiền.

Nỗi khổ khi trở thành kỳ quan

Với sự thiếu hợp tác của Lương, chính phủ đã quyết định bỏ qua nhà cô và tiến hành xây dựng cây cầu. Đội thi công đã sửa lại thiết kế ban đầu và tách cây cầu thành hai đi qua nhà Lương rồi hợp lại sau khi đi qua đó.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 5.

Chính phủ còn đặc biệt đào một hầm cầu để đảm bảo cho việc đi lại của gia đình Lương. Không chỉ vậy, những bức tường cách âm cũng được lắp đặt và các nhu cầu sinh hoạt như chiếu sáng, cấp nước, cấp điện cũng không thể thiếu.

Đáng tiếc Lương lại không hề nhận ra giá trị của những điều mà chính phủ cho mình.

Cuối cùng, tháng 8/2020, cây cầu chính thức hoạt động, khi đó Lương mới nhận ra sự bao dung của chính quyền cũng như sự vô lý của chính mình.

Ngôi nhà cũ mà Lương Dung không chịu chuyển đã trở thành kỳ quan vì được bao quanh bởi cây cầu. Vì có hình dạng giống con mắt nên người ta gọi đùa nó là “Mắt Hải Châu”.

Ngôi nhà sau đó đã trở thành địa điểm nổi tiếng và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến xem và chụp ảnh.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 6.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 7.

Du khách lũ lượt đến tham quan kỳ quan "Mắt Hải Châu" - nhà của Lương Dung

Khi dòng người hiếu kỳ ngày càng tăng, áp lực giao thông và tình hình an ninh ở đây ngày càng trở nên tồi tệ.

Đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ, lượng lớn ô tô cá nhân thường xuyên đậu hai bên đường, thậm chí chiếm cả lòng đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông bình thường.

Hơn nữa, một số khách du lịch đã chặn đường hầm cầu, cản trở nghiêm trọng việc đi lại của gia đình Lương.

Mặc dù cảnh sát đã tăng cường tuần tra nhưng về cơ bản vẫn khó giải quyết được vấn đề.

Không chịu di dời vì chê tiền bồi thường 13 tỷ đồng, gia đình sống trong khổ sở khi căn nhà trở thành "kỳ quan"- Ảnh 8.

Ngoài những nguy cơ về an toàn giao thông, tiếng ồn và rác thải cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của Lương.

Ngày nay, “Mắt Hải Châu” đã trở thành địa điểm du lịch nhưng gia đình Lương lại sống một cuộc sống tù túng, không một phút yên ổn.

Nguồn: Toutiao

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bán mì cho cụ ông chuyên đưa 'tiền giả', 9 năm sau, chủ quán bất ngờ bị triệu tập tại đồn cảnh sát

Bán mì cho cụ ông chuyên đưa 'tiền giả', 9 năm sau, chủ quán bất ngờ bị triệu tập tại đồn cảnh sát

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Khi nhận giấy triệu tập, anh vẫn còn hoài nghi không biết bản thân đã làm gì sai trái. Cho đến khi được viên cảnh sát trao đổi, anh mới hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Đi làm về bị hàng xóm sát hại dã man, camera an ninh ghi lại khoảnh khắc cuối đầy ám ảnh của nạn nhân

Chuyện đó đây - 20 giờ trước

Vụ án sát hại dã man người phụ nữ tại căn hộ chung cư ở Nonthaburi (Thái Lan) đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân nước này.

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Hàng nghìn đồng tiền vàng đã được tìm thấy tại một dòng sông khi mực nước của nó xuống thấp ở mức thấp kỷ lục.

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Không phải choáng ngợp hay kích thích, cảm xúc của các phi hành gia ngoài không gian thường là sợ hãi.

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Top