Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không chủ quan, vẫn có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng

Thứ bảy, 11:18 25/04/2020 | Y tế

GiadinhNet - SARS-CoV-2 rất "biến ảo". Nhiều người nhiễm không có triệu chứng. Nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu. Không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần. Các chuyên gia đều cho rằng, tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng.

Không chủ quan, vẫn có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng - Ảnh 1.

Dù không còn cách ly xã hội, nhưng hãy hạn chế tối đa đi ra ngoài khi không có việc cần thiết. ẢNH: P.LÂM

Rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng

Bản tin tình hình dịch COVID-19 lúc 18h ngày 24/4 của Bộ Y tế phát đi cho thấy, Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 270 người. Tuy nhiên, nếu tính theo số ca mắc mới trong cộng đồng, chúng ta không có thêm. Bởi cả 2 trường hợp mắc mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22/4 trên chuyến bay VN311. Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng thuộc Bộ Y tế cho biết, các ổ dịch xuất hiện vừa qua (như Bệnh viện Bạch Mai, Sơn Lôi, Hạ Lôi hay bar Buddha), chúng ta đã phong tỏa quyết liệt và giải quyết được, những trường hợp nghi nhiễm đều không cho tiếp xúc với người lành, nên chúng ta khống chế được. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội, chúng ta không giải quyết được triệt để 100% do chúng ta mới chỉ giảm được một cách tối đa việc người đang mang mầm bệnh tiếp xúc với người lành và ngược lại. Điều đó có nghĩa là, chúng ta hạn chế được sư lây lan ở mức thấp nhất chứ không bảo đảm ngăn chặn triệt để.

"Vẫn có thể còn những người đang mang mầm bệnh "lang thang" trong cộng đồng và có thể lây lan ra người lành. Những ổ dịch tiếp theo có thể xảy ra", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Không để "đốm lửa nhỏ" lây lan thành "đám cháy lớn"

Theo thống kê trong 245 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta, tỷ lệ người mang mầm bệnh có khoảng 40% không có triệu chứng; nhiều trường hợp có triệu chứng nhẹ, chưa kể còn có tình trạng có người xét nghiệm âm tính sau đó lại dương tính nhiều lần.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, chúng ta không được mất cảnh giác, không được chủ quan, tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc chống dịch. Đó là ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Không để dịch bệnh bùng phát, từ "đốm lửa nhỏ" lây lan thành "đám cháy lớn" như ở một số nước. Đó mới là thành công.

Thông tin thêm về những người lành mang bệnh hoặc trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, về chuyên môn có thể có 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, có thể người đó chưa khỏi bệnh hoàn toàn, tức là trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh nên chưa khỏi bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi. Thứ hai, khả năng người này đã khỏi bệnh nhưng đang trong quá trình đào thải ra mầm bệnh, tuy nhiên đó là mầm bệnh không hoạt động được (gọi là xác virus). Thứ ba, là người lành mang bệnh (chúng ta có một trường hợp ở dạng này), xảy ra khi cơ thể người mang virus chưa sản xuất đủ kháng thể để khống chế, kiểm soát, tiêu diệt virus…

Bộ Y tế đang chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp này, yêu cầu các đơn vị, với những người xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính, giao cho 2 labo tiến hành nuôi cấy virus này. Nếu virus đó sống, phát triển thì cơ thể người đó chưa khỏi bệnh. Tới đây, phải lấy mẫu tất cả những trường hợp điều trị để xét nghiệm kháng thể trung hòa xem kháng thể đó có khả năng tiêu diệt viurs không.

"Chúng tôi dự đoán có trường hợp kháng thể đó không có khả năng tiêu diệt virus, như vậy virus đó sẽ tồn tại trong thời gian dài trong cơ thể", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Do vậy, theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, thực tế có thể chúng ta không ghi nhận những ca bệnh mới, song vẫn có những người mang virus tồn tại trong cộng đồng mà không phát hiện ra được. Do chưa có vaccine, thuốc đặc trị, nên các chuyên gia trên thế giới đều rất lo ngại về khả năng lây nhiễm trở lại. Bài học từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... cho thấy làn sóng thứ hai xâm nhập, tồn tại và phát triển trong một cộng đồng không được biết tới cho đến khi bùng phát.

Chính vì vậy, chúng ta không được lơ là, chủ quan trong bất cứ tình huống nào. Chúng ta kiên quyết ngăn chặn triệt để từ bên ngoài, nhanh chóng phát hiện thật sớm tất cả các ca bệnh để cách ly, điều trị dập dịch từ bên trong, tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ như các khu công nghiệp, các khu nhà trọ công nhân, khu tập trung nhiều lao động tự do, người yếu thế… Lực lượng phòng, chống dịch ở tất cả các cấp, các ngành không được chủ quan, lơi lỏng.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 24/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị mọi người dân "vui mừng nhưng phải đúng mức" vì nguy cơ dịch bệnh vẫn còn. Chúng ta cố gắng để sớm trở lại cuộc sống bình thường, nhưng bình thường trong điều kiện vẫn còn nguy cơ bệnh dịch rình rập.

"Chúng ta vui mừng vì có kết quả như hôm nay, lạc quan, tin tưởng vì có lãnh đạo đúng đắn, thực thi hiệu quả, nhưng đừng quên chúng ta chỉ mới thắng từng trận đánh, từng "chiến dịch", còn cả "cuộc chiến" chúng ta chưa thắng hoàn toàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Do đó, vì sức khỏe của bản thân mình và của cả cộng đồng, cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các hướng dẫn của ngành Y tế và dù không còn cách ly xã hội, nhưng hãy hạn chế tối đa đi ra ngoài, hạn chế tối đa tiếp xúc. Nếu phải đi ra ngoài, nếu phải tiếp xúc thì nhớ luôn luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên, sạch sẽ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương có những hướng dẫn hết sức chi tiết với từng lĩnh vực quản lý như giao thông, đi lại, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đi học trở lại tới đây… sao cho an toàn.

Phó Thủ tướng nêu ví dụ: Đối với đi học an toàn, Bộ GD&ĐT là thành viên Ban Chỉ đạo nên biết rõ như thế nào là an toàn, nắm được điều kiện trường lớp, giáo viên ở từng tỉnh, từng cấp học… để đưa ra hướng dẫn hết sức chi tiết nhưng không được cứng nhắc, máy móc.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top