Không có thẻ bảo hiểm y tế, sắp tới nếu chữa bệnh phải trả viện phí thế nào?
GiadinhNet - Theo dự kiến, việc lùi này áp dụng với khoảng 1200 bệnh viện, nhưng muộn nhất không quá tháng 12/2017. Với 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành, sẽ áp dụng giá viện phí mới ngay trong tháng 6...

Lùi thời điểm tăng viện phí
Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/6/2017, các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức tăng giá hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Tuy nhiên mới đây, đại diện Bộ Y tế cho biết, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ được lùi lại, theo lộ trình từng bước, có phân chia tiến độ, điều chỉnh giữa các đơn vị, địa phương cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Khảo sát của chúng tôi tại Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Nội tiết Trung ương hay Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vào những ngày đầu tháng 6 cho thấy, các bệnh viện chưa thực hiện điều chỉnh viện phí đối với người chưa có thẻ BHYT.
Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở khám, chữa bệnh hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế, tự chủ 100% tài chính. TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp của bệnh viện cho biết, tỷ lệ bệnh nhân không có thẻ BHYT chiếm khoảng 15%. So với số lượng khoảng 9.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú mỗi ngày, con số tuyệt đối không nhỏ. Phần lớn những người không có BHYT là những người bệnh khám ngoại trú, không điều trị dài ngày, chi phí 1 lần điều trị không nhiều nên mức ảnh hưởng khi viện phí tăng cũng không quá cao. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp điều trị nội trú không có BHYT, viện phí nợ bệnh viện lên tới con số hàng trăm triệu đồng.
Theo TS Dương Đức Hùng, tuy có chủ trương điều chỉnh viện phí từ ngày 1/6 nhưng hiện bệnh viện vẫn phải đợi hướng dẫn thực hiện cụ thể của Bộ Y tế, do đó chưa áp dụng ngay. "Về nguyên tắc, chủ trương điều chỉnh viện phí là đúng. Nhưng mỗi đợt điều chỉnh, bệnh viện cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, bài bản và hợp lý để không gây xáo trộn, tác động lớn tới người bệnh cả về tâm lý, tinh thần lẫn chi phí", TS Hùng cho biết. Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai sẽ thực hiện việc tăng viện phí đợt này theo lộ trình. Bệnh viện sẽ phân nhóm bệnh nhân, tổ chức thành từng giai đoạn, tức tăng viện phí với từng nhóm và tiến dần tới tăng viện phí với tất cả người bệnh.
Là bệnh viện hạng đặc biệt, đầu ngành về ngoại khoa, Bệnh viện Việt Đức thường xuyên phải tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Hiện bệnh viện này chưa tăng viện phí với người không có thẻ BHYT. Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, 30-40% người vào cấp cứu ở bệnh viện không có BHYT. Trong khi đó, các ca tai nạn đều rất hiểm nghèo, chấn thương sọ não, đa chấn thương, phải thực hiện phẫu thuật, nằm hồi sức cấp cứu dài ngày, một đợt điều trị thường vài trăm triệu đồng. Viện phí chưa tăng đã là gánh nặng lớn nếu không có BHYT. “Những ngày tới khi viện phí tăng, giường hồi sức cấp cứu đã gần 700.000 đồng/ngày, hơn số tiền mua thẻ BHYT dùng trong cả năm", bà Bích Hường nói.
Mua thẻ BHYT: Người sốt sắng, người vẫn thờ ơ
Là lao động tự do, anh Lương Duy Nam (20 tuổi, ở Duy Tiên, Hà Nam) không mấy quan tâm đến tấm thẻ BHYT. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin về việc chuẩn bị tăng viện phí, anh Nam tỏ ra lo lắng.Anh kể, mỗi lần vào viện, anh vẫn thường khám dịch vụ. Nhưng gần đây, anh đã phải nghĩ lại, vì anh mới nhận được kết quả xét nghiệm bị viêm gan B. "Tôi chỉ mới làm một số xét nghiệm (gồm: HBV đo tải lượng hệ thống tự động, HBeAg miễn dịch tự động, HBeAb miễn dịch tự động), số tiền đã hơn 1,4 triệu đồng. Đợt tới tăng viện phí, giá còn cao nữa, tôi phải mua ngay thẻ BHYT", anh Nam chia sẻ.
Tương tự, ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nhiều người bệnh và gia đình cho biết đã biết thông tin sắp tăng viện phí cho người không có thẻ BHYT. Với chi phí điều trị dài ngày cao, có nhiều gia đình cho biết đã mua thẻ và đợi ngày có hiệu lực, nhưng có người vẫn "chưa biết sợ".
Tại Khoa Bỏng, hiện có hơn 40 bệnh nhân điều trị nội trú, có người đã ở đây tới 2-3 tháng trời. Trong số đó, có khoảng 10% bệnh nhân không có thẻ BHYT. Nằm điều trị tại phòng 323, bệnh nhân Võ Đình Sĩ (27 tuổi, ở Nghệ An), rất lo lắng vì sợ BHYT anh vừa mới mua không kịp để "đỡ đần". Là lao động tự do, hơn một tháng trước, anh không may gặp tai nạn khiến bàn tay trái bị bỏng điện sâu. Sau khoảng 35 ngày điều trị, tổng số tiền anh đóng là hơn 40 triệu đồng. Bệnh nhân cho biết, những ngày đầu, viện phí mỗi ngày 1,5 triệu đồng, sau đó giảm xuống khoảng gần 1 triệu. Bác sĩ tiên lượng với tình trạng bệnh của anh, thời gian nằm viện có thể kéo dài tới 3 tháng. Vì anh không có thẻ BHYT nên sẽ phải trả 100% viện phí. “Trước đây, chủ quan, lại bận nhiều việc nên tôi chưa mua BHYT. Giờ biết viện phí sắp tăng, vào viện một tuần tôi phải mua bảo hiểm ngay. Thôi đỡ được ngày nào hay ngày đó", bệnh nhân Sĩ nói.
Cũng nằm viện điều trị bỏng đã hơn 1 tháng, bệnh nhân Nguyễn H.B (SN 1986, ở Yên Phong, Bắc Ninh) phải trang trải 100% viện phí vì không có BHYT. Mẹ anh Bằng cho hay, trong gia đình, bà và con trai là hai người không có BHYT. "4 năm trước, Bằng bị tai nạn, nằm viện tốn kém lắm, sau đó mua BHYT được 2 năm rồi lại ngắt quãng, vì thấy có đau ốm gì đâu, mua lại tốn. Ai ngờ giờ lại bị tiếp, phải đóng hơn 40 triệu đồng rồi. Cả nhà nghỉ việc lên chăm con", mẹ bệnh nhân Bằng nói. Chứng kiến con ốm đau tốn kém và mới biết sắp tăng viện phí với người không có BHYT, nhưng người phụ nữ 54 tuổi này vẫn chưa suy nghĩ đến việc mua BHYT vì từ trước tới nay chưa phải nằm viện. "Trẻ mới cần mua, tôi già rồi, không cần", bà nói.
BS Nguyễn Thống – Trưởng khoa Bỏng cho biết, tùy theo loại bỏng, có loại phải tốn đến cả trăm triệu cho vài tháng điều trị. Thông thường ở khoa, người có BHYT thường điều trị lâu dài, dứt điểm vì họ yên tâm có BHYT san gánh nặng, còn bệnh nhân không có BHYT thường xin về sớm vì không đủ điều kiện về kinh tế. Họ chữa rất nhiều ở ngoài, không theo phác đồ bác sĩ đề ra, kết quả có khi lại không ổn. Rõ ràng, nếu không có thẻ BHYT, không chỉ người nghèo mà cả người giàu cũng “khóc” khi nhập viện.
“Việc thực hiện tăng giá dịch vụ y tế đối với người chưa có thẻ BHYT chậm hơn lộ trình nhằm để người dân có thêm một khoảng thời gian cân nhắc thấy được tính nhân văn, lợi ích của BHYT để tham gia”.
(Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính)

Sau tăng, tổng chi phí khám chữa bệnh ước tăng 10%
Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, so với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện đang áp dụng cho người không có thẻ BHYT, mức tăng giá tới đây sẽ có thêm chi phí tiền lương của nhân viên y tế và tăng khoảng 50%. Tuy nhiên, đây chỉ là mức tăng về giá dịch vụ y tế, không phải tăng tổng chi phí cho khám chữa bệnh. Bởi vì trong tổng chi phí khám, chữa bệnh thì tiền thuốc, máu dịch truyền chiếm khoảng 60-70%. Do đó, sau khi tăng giá dịch vụ y tế thì tổng chi phí khi khám chữa bệnh với người tự chi trả ước tăng trung bình khoảng 10%.
Cũng theo ông Nguyễn Nam Liên, hiện nay đã có 81,7% dân số với gần 76 triệu người đã có thẻ BHYT. Như vậy chỉ còn 18,3% dân số chưa tham gia BHYT sẽ chịu tác động của Thông tư 02. Tuy nhiên, trong số người dân chưa tham gia BHYT cũng có một bộ phận dân số khám chữa bệnh theo yêu cầu sẽ không chịu tác động của đợt tăng giá lần này.
Bộ Y tế cho biết, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình từng bước, thận trọng, không thực hiện điều chỉnh đồng loạt mà có phân chia tiến độ, điều chỉnh giữa các đơn vị, địa phương cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trước mắt, sẽ có khoảng 50 bệnh viện đầu tiên áp dụng viện phí mới trong tháng 6 này. Khoảng 1.200 bệnh viện còn lại sẽ lần lượt áp dụng mức thu mới, tùy khả năng của địa phương và nhóm muộn nhất là tháng 12/2017 mới thu viện phí mới. Riêng Hà Nội sẽ triển khai thực hiện Thông tư 02 trong tháng 8/2017. TP. HCM sẽ thực hiện vào tháng 10/2017.
Võ Thu

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 5 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 6 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 6 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.