Không la bàn định vị, sao chim bồ câu lại có thể đưa thư chính xác đến nơi cần đến?
Dù dùng bồ câu để đưa thư nhưng nhiều người vẫn không biết bằng cách nào chúng tìm thấy đường về nhà khi bay xa cả hàng chục km?
Ngay từ thời xa xưa, khi mà điện thoại hay mạng Internet còn chưa ra đời, phương tiện liên lạc chủ yếu của con người chính là thư tay và bồ câu. Lý do gì khiến loài chim này có thể làm công việc đặc biệt như vậy?
Việc vận chuyển thư bằng ngựa hay đi bộ cũng đã từng được áp dụng trước đây. Tuy nhiên, hai phương thức đưa thư này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như người đưa thư không đáng tin cậy, các tai nạn trong khi di chuyển làm mất, hỏng thư và chậm trễ thời gian giao nhận thư. Thêm vào đó, việc di chuyển bằng ngựa hay đi bộ cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và tốc độ di chuyển. Rất khó có thể xác định chính xác thời gian thư được vận chuyển.
Chính vì thế, việc dùng bồ câu đưa thư từ 3.000 năm trước đã mang đến những lợi ích to lớn. Trong khi quan sát và nghiên cứu hướng bay của các loài chim, người cổ xưa đã phát hiện ra chúng nó khả năng tìm đường vô cùng chính xác và đặc biệt. Các loài chim có thể tìm đường về tổ cho dù chúng có bị lạc đường trong quá trình đi kiếm mồi đi chăng nữa.
Bồ câu – "người đưa thư hoàn hảo"
Chim bồ câu không những dễ nuôi mà còn rất dễ "bắt nhịp" với quá trình huấn luyện về phương hướng. Giống chim bồ câu đá được huấn luyện rất cẩn thận, dần dần được dạy trở về "tổ ấm" của mình trước khi được thả và bay về nhà.
Bằng cách này, chim bồ câu đá có thể được lập trình để bay về nhà từ một loạt các địa điểm khác nhau. Chim bồ câu sử dụng tín hiệu thị giác, giống như địa điểm tự nhiên, và dần dần phát triển một con đường để trở lại căn nhà của mình.
Vì thế, chúng có thể tìm đường về nhà và mang theo thông điệp đã được cuộn chặt và buộc vào chân từ trước đó. Cách này cũng làm giảm thiểu rủi ro mất hay hỏng thư như phương pháp đưa thư khác.
Dù có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, việc sử dụng bồ câu đưa thư vẫn gặp phải bất lợi khi chúng chỉ có thể di chuyển một chiều. Rất may mắn là vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung huấn luyện. Những chú bồ câu đá, sau khi huấn luyện đặc biệt, có thể tìm đường và vẫn chuyển thư qua nhiều địa điểm khác nhau.
Lý giải về khả năng đưa thư của chim bồ câu
Dù dùng bồ câu để đưa thư nhưng nhiều người vẫn không biết bằng cách nào chúng tìm thấy đường về nhà khi bay xa cả hàng chục km?
Có nghiên cứu cho rằng chúng dùng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Trong khi nhóm khác lại cho rằng chúng dựa vào môi trường tự nhiên thân quen và những cột mốc để nhận biết nơi nào là nhà.
Các nhà khoa học Anh từng chỉ ra loài bồ câu thường bay theo đường nhỏ tới quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay vòng quanh dù đường bay có thể sẽ tăng lên vài km.
Khi bay theo cặp, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ tìm được con đường ngắn hơn là khi bay một mình.
Tất cả các nghiên cứu chỉ là đưa ra bằng chứng lý giải cho khả năng đưa thư của chim bồ câu, chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, nơi sinh sống và cách huấn luyện. Các nghiên cứu có thể phủ nhận lẫn nhau, thế nhưng có một điều người ta không thể không thừa nhận, đó là khả năng tìm đường vô cùng thông minh và tuyệt vời của loài chim này.
Theo Tri thức trẻ
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 10 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 18 giờ trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 23 giờ trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcVụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.