Khớp cổ tay có tiếng kêu lục cục, lạo xạo kèm theo đau nhức… thận trọng với thoái hóa khớp
Thoái hoá khớp cổ tay là tổn thương xương khớp xảy ra ở cổ tay, nhất là ở vùng sụn khớp. Khi sụn khớp bị bào mòn, thoái hoá, thiểu dưỡng chất dẫn tới sưng, đau, ảnh hưởng đến tầm vận động khớp, nguy cơ gãy xương.
Bệnh thoái hóa khớp cổ tay thường gặp ở tuối trung niên, người già, tăng theo độ tuổi, nữ thường gặp hơn chiếm khoảng 2/3 số ca bệnh. Nhiều người bệnh nhập viện khám vì đau kéo dài kèm hạn chế vận động cổ bàn tay. Sau khi thăm khám và chụp chiếu thấy tình trạng thoái hóa khớp cổ tay.
1. Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay là do quá trình lão hóa tự nhiên nhưng hiện nay có cả người trẻ mắc thoái hóa khớp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ tay bởi phần khớp ở vùng cổ tay bị tổn thương, sụn hư hỏng và mòn dần gây nên thoái hóa cổ tay. Điều quan trọng thoái hóa khớp cổ tay sẽ gây hạn chế chức năng vận động, đau nhức kéo dài cùng nguy cơ gãy xương, nứt xương.
Các nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay càng nhiều vì sụn khớp càng dễ suy yếu, bong tróc và xơ hóa gây nên thoái hóa. Cùng với đó là tình trạng gai xương, đau nhức ở cổ tay và một số vị trí liên quan, ảnh hưởng tới quá trình làm việc nặng, các động tác lặp lại nhiều lần, làm việc chính bằng tay…
Theo ghi nhận, phụ nữ mắc thoái hóa khớp ở cổ tay cao gấp đôi so với nam giới. Bởi phụ nữ thường xuyên làm các công việc nội trợ nên cần hoạt động nhiều ở phần cổ tay. Bên cạnh đó, những người làm công việc văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này.

Thoái hóa khớp khiến vùng cổ tay đau nhức, khó vận động và thực hiện các công việc sinh hoạt hằng ngày
2. Triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay
Khi bị thoái hóa khớp cổ tay người bệnh thường có biểu hiện đau cổ tay , giai đoạn đầu các cơn đau thoáng qua, người bệnh chỉ cảm thấy cổ tay sẽ đau nhức nhẹ, khi hoạt động có tiếng kêu lục cục, lạo xạo. Sau đó, tình trạng đau trầm trọng hơn, bắt đầu lan rộng dần ra những vị trí xung quanh. Và cơn đau cổ tay sẽ tăng đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, đau tăng khi thực hiện những thao tác ở cổ tay như cầm nắm đồ vật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, cơn đau có thể âm ỉ hay kéo dài.
Ở giai đoạn muộn hơn người bệnh sẽ thấy cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau thời gian cổ tay ít vận động trong thời gian dài. Khi sưng, cứng khớp có thể gây nhiều khó khăn khi người bệnh cử động xoay và gập cổ tay, cử động không còn linh hoạt và uyển chuyển.
Thoái hóa khớp cổ tay sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện những thao tác cầm nắm đồ vật hay khó có thể tự thực hiện những hoạt động sinh hoạt cá nhân. Lực bám bàn tay lúc này đã bị yếu đi và mất kiểm soát độ bám của các ngón tay. Và không được can thiệp điều trị sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động khớp cổ tay, teo cơ , biến dạng khớp và mất chức năng vận động hoàn toàn.
3. Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ tay
Ngoài biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán thoái hóa khớp cổ tay các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện những bài tập thụ động, chủ động nhằm đánh giá sự thay đổi trong phạm vi chuyển động của khớp. Sau đó có thể chỉ định các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu để loại trừ những tình trạng bệnh lý khác.

Nhân viên văn phòng có nguy cơ thoái hóa khớp bàn tay.
4. Chữa thoái hóa khớp cổ tay được không?
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp, nguyên tắc điều trị chủ yếu làm chậm tiến trình thoái hóa khớp. Trường hợp đau khớp cổ tay các bác sĩ chỉ định thuốc uống giảm đau, chống viêm không steroid NSAID, Thuốc giãn cơ,… Ngoài ra, người bệnh cần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh thông qua những biện pháp giảm đau, kiểm soát triệu chứng bệnh.
Người bệnh cần nghỉ ngơi để cổ tay nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh vùng này vì sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Để giảm đau nhức, sưng viêm có thể dùng túi nước đá đặt trong vải rồi chườm lên vùng cổ tay khoảng 15 – 20 phút. Hoặc có thể tập kéo giãn cơ, kéo giãn đơn giản, nhẹ nhàng sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả. Các tác động người bệnh cần tập vùng cổ tay như uốn ngón tay, nắm tay, căng cổ tay…
Tuy nhiên, để hiệu quả hơn người bệnh nên nhờ kỹ thuật viên hướng dẫn để tập vật lý trị liệu giúp kiểm soát cơn đau nhức ở vùng cổ tay.
Phẫu thuật được đặt ra khi thoái hóa khớp cổ tay tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp khác không còn tác dụng với người bệnh.
Lời khuyên thầy thuốc
Để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng của khớp cổ tay cần tránh căng thẳng cho khớp bằng cách điều chỉnh các hoạt động hàng ngày như: Chuyển động nhẹ nhàng khi vặn, kéo hoặc đẩy, tránh mang theo trọng lượng và túi xách, tập các cơ của cẳng tay và cổ tay để giảm bớt áp lực lên cổ tay, chuyển động cổ tay thường xuyên để giảm độ cứng, bài tập kéo giãn, đeo giá đỡ cổ tay khi làm việc với máy tính hoặc khi chơi thể thao trở lại.
Do cổ tay là bộ phận hoạt động nhiều, chịu không ít áp lực vận động trong sinh hoạt. Vì thế, bộ phận này vậy dễ bị thoái hóa dần qua thời gian. Bởi vậy, khi có biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Người có lượng đường trong máu cao có 3 triệu chứng này khi đang ngủ, kiểm tra ngay xem bạn có bị không!
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Lượng đường trong máu cao không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn báo hiệu những vấn đề sức khỏe khác.

Giờ chính xác bạn nên đi ngủ để có sức khỏe tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 tuần trướcVào mùa hè, thời điểm bạn nên lên giường đi ngủ vào khoảng 22h để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Những lý do khiến mụn lưng tiến triển dai dẳng và cách khắc phục
Bệnh thường gặp - 3 tuần trướcMụn lưng không còn là một vấn đề hiếm gặp. Đặc biệt trong mùa hè, da đổ nhiều mồ hôi cùng nhiều nguyên nhân khác, khiến tình trạng mụn lưng càng trở nên dai dẳng. Vậy cần làm gì để hạn chế mụn lưng?

Dấu hiệu sớm ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcNhững dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày. Ung thư dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Thói quen xấu khi ngủ gây hại tim
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcKhi làm việc quá sức, cơ thể không được nghỉ ngơi dễ đẫn đến cơ bắp đau nhức, viêm khớp, xương... Khi ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây hại cho tim.

Hạn chế nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ mùa nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcMùa hè thời tiết nóng ẩm, là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi và truyền bệnh. Hơn nữa, mùa hè khi hoạt động, mồ hôi ra nhiều, nếu không kịp thời thay quần áo, mồ hôi sẽ ngấm ngược, dễ gây viêm đường hô hấp và viêm phổi.

Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng chế độ ăn lành mạnh
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcUng thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả khả năng phát triển một số bệnh ung thư.

Bác sĩ chỉ ra 8 thói quen xấu dễ gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcNhững thói quen xấu hàng ngày có tác động không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của nữ giới, thậm chí là gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

Các triệu chứng ung thư nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcChẩn đoán sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhưng không phải ai cũng biết các triệu chứng phổ biến của 6 bệnh ung thư nguy hiểm nhất.

Cảnh giác với viêm da dị ứng
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcViêm da dị ứng là bệnh lý da liễu hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây hại từ môi trường. Lúc này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn ngứa, sưng đỏ, đôi khi phát ban hoặc nổi mề đay dày đặc. Đây là một trong những bệnh lý mãn tính có thể chuyển biến từ mức độ nhẹ đến nặng

6 thói quen đang làm hỏng thận của bạn, phần lớn mọi người đang mắc phải hàng ngày
Bệnh thường gặpGĐXH - Nhiều người có thói quen sinh hoạt không tốt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.