Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kí túc xá thừa chỗ, sinh viên vẫn đi tìm phòng trọ giá cao

Thứ tư, 09:56 12/08/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Tại Hà Nội, nhiều khu kí túc xá “rộng cửa” đón tân sinh viên nhập học nhưng phần lớn tân sinh viên, sinh viên từ chối. Trong khi đó phòng trọ trong khu dân cư chật chội, bị các chủ trọ tùy tiện “hét” giá cao... lại được họ lựa chọn.

 

Nhân viên khu Kí túc xá Mỹ Đình khá nhàn rỗi trong việc đón tiếp sinh viên đến thuê nhà.	 Ảnh: Đ.A
Nhân viên khu Kí túc xá Mỹ Đình khá nhàn rỗi trong việc đón tiếp sinh viên đến thuê nhà. Ảnh: Đ.A

 

Kí túc xá giá rẻ nhưng bị chê

Em Nguyễn Thị Bình, sinh viên năm thứ 3, ĐH Thương Mại, Hà Nội cho biết: “Mấy ngày nay, em đi tìm chỗ trọ cho hai đứa em ở quê lên nhập học đầu tháng 9 nhưng tìm mãi vẫn chưa có chỗ ưng ý. Những khu trọ gần trường đại học đều đã kín chỗ, các khu xa hơn thì không tiện”.

Cũng theo Bình, dù yêu cầu về chỗ trọ không cao, chỉ mức trung bình, phòng khoảng 10m2 giá khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng, cách trường khoảng 3km trở lại... nhưng rất hiếm phòng. Chỗ có phòng ưng ý thì môi trường không an toàn, bởi các em đều là nữ mới lên Hà Nội nhập học, xung quanh lại toàn nam giới, khu trọ không có cổng hoặc giá quá đắt.

“Phát bực vì tìm chỗ trọ cho cháu. Tôi đi làm mãi chiều tối mới về lại nhận trọng trách với chị gái là tìm chỗ trọ trước cho cháu sắp lên nhập học vào ĐH Quốc Gia Hà Nội. Chị ấy sợ tìm muộn hết phòng nhưng tôi tìm mãi chẳng được chỗ nên hồn. Gần trường thì hết phòng, phòng xấu thì chê, xa lại không muốn”, chị Lê Thị Mỹ, Đình Thôn, xã Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm than thở.

Cũng theo chị Mỹ thì chị đã tư vấn cho chị gái nên cho cháu ở trong Kí túc xá Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm gần đấy với giá khá rẻ, chỉ 215.000 đồng/người/tháng nhưng chị ấy không đồng ý, nói ở trong kí túc xá phải ghép với nhiều người, nhộn nhạo, toàn người xa lạ, sợ mất đồ, sợ nguy hiểm…(?).

Khác với sự khan hiếm chỗ trọ trong khu dân cư, tại một số kí túc xá lại đang rộng cửa đón các tân sinh viên, sinh viên đến thuê phòng. Tại Kí túc xá Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, hơn một tháng nay đã để bàn làm việc đón sinh viên ngoài sảnh với băng -rôn “Đăng ký phòng ở tại đây”. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, các nhân viên ở bàn làm việc này rất nhàn hạ vì vắng khách.

Là một trong những người từng từ chối ở kí túc xá, em Lý Thụy Phương, sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm I Hà Nội cho biết: “Em không ở kí túc xá vì phòng thường có 6 người ở ghép với nhau mà trước đó không quen biết. Bạn em trước đây ở kí túc xá từng khốn khổ vì bị mất đồ nên sợ lắm”.

Trịnh Nhật Nam, sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải ở một kí túc xá tại Hà Nội chia sẻ: “Phòng em có bạn hết hạn ở đã lâu vẫn chưa ra khỏi phòng. Bạn đó vẫn có chìa khóa mở cửa vào phòng nên đi học rất sợ bị mất đồ”. Theo Nam, ở kí túc xá khá hiện đại, rộng rãi, thoáng mát, tuy nhiên việc sinh hoạt tập thể nhiều khi không đúng với ý mình nên cũng khá phức tạp. Hơn nữa vào ở kí túc xá phải trải qua các thủ tục như làm đơn đăng ký, chụp 5 ảnh thẻ 3X4, photo chứng minh thư, thẻ sinh viên, sau khi đơn được phê duyệt thì phải chờ đợi để xếp phòng.

Tại khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai với sức chứa khoảng 22.000 sinh viên đã đi vào hoạt động nhưng hầu hết các phòng vẫn đang bỏ trống. Lý giải việc phòng trống nhiều, ông Lê Phúc Lợi, Trưởng Ban quản lý khu kí túc xá này cho rằng, khu vực này mới có một tuyến xe buýt với thời gian 25 phút/chuyến (lộ trình KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp – Nam Thăng Long) khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.

Chủ nhà trọ gần trường học “hốt bạc”

Trong vai khách tìm phòng trọ cho một tân sinh viên sắp lên nhập học, chúng tôi đến ngõ 329, đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy. Dãy nhà trọ trong ngõ nhỏ với hơn 20 phòng cho thuê, khu vệ sinh công cộng trông tạm bợ, bẩn thỉu, được chủ nhà trọ hét giá 2 triệu đồng/phòng 10m2. “Giá cao quá, em cháu muốn thuê phòng khoảng 1,5 - 1,6 triệu/tháng, cô bớt nhé”, chúng tôi đề nghị. Bà chủ nhà trọ mặt tỉnh queo: “Đi chỗ khác tìm nhé, ở đây gần trường không có giá đấy”.

Tìm hiểu thực tế tại khu nhà trọ này, chúng tôi được em Nguyễn Thị Lệ, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Em ở đây 3 năm rồi, năm nào đến mùa nhập học bà chủ trọ cũng tìm cách tăng giá lên 200.000 - 300.000 đồng/phòng đối với phòng ở mới. Phòng ở cũ cũng được điều chỉnh tăng nhưng mức thấp hơn, ai không chịu được thì chuyển đi nơi khác. Những phòng bà chủ không ưa vì hay chậm tiền nhà là đến đầu năm học mới bà tìm mọi cách đuổi với cả tỉ lý do như: “Cháu bác sắp lên đây học, cho bác xin phòng” hay “Mấy ngày nữa bác sửa phòng”…

Theo khảo sát của PV, các khu trọ quanh khu vực gần Học viện Báo chí và Tuyên truyền; ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Quốc gia Hà Nội đều đã điều chỉnh tăng giá. Mức điều chỉnh tăng mạnh nhất là những khu chung cư mini cho thuê, tăng từ 500.000 – 700.000 đồng/phòng. “Tôi tăng thế vẫn còn rẻ đấy, tăng lên mới có 2,3 - 2,5 triệu đồng/phòng. Không thể so bì giá khu trọ kiên cố, 4 tầng, gần nhiều trường đại học của tôi với khu nhà cấp 4 ọp oẹp được. Sinh viên trọ ở đây cũng là sinh viên đẳng cấp mới thuê nên nói đắt là không phải”, bà Đinh Thị Thúy, chủ khu chung cư mini phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội bao biện.

Cách các trường đại học khá xa, khu trọ thuộc xã Xuân Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng được điều chỉnh tăng giá lên từ 200.000 - 300.000 đồng/phòng. Biện bạch cho việc tăng giá phòng của mình, bà Hoàng Thị Hồng, chủ khu nhà trọ gần đền Thị Cấm cho biết: “Giá nhà trọ ở đây trước kia tôi cho thuê quá rẻ so với các khu vực khác nên bây giờ phải tăng lên 300.000 đồng/phòng”.

Các khu phòng trọ trong dân không chỉ bị chủ tùy tiện hét giá mà giá điện, giá nước cũng bị áp ở mức “trên trời”. Giá nước sinh hoạt thường bị áp ở mức 70.000 - 80.000 đồng/người (tương đương với tiền nước của một hộ gia đình 3- 4 người), tiền điện thường bị thu từ 4.000 – 5.000 đồng/kWh. Chưa kể phát sinh thêm các khoản tiền như điện chiếu sang bể nước, sân, ngõ, tiền vệ sinh…

Đông An/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 15 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 45 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Top