'Kiện tướng bèo hoa dâu': 8 năm đợi, 17 năm chờ để được làm mẹ
GiadinhNet - Đây là mối tình chờ đợi tưởng như vô vọng trong chiến tranh rồi lại vô vọng chờ đợi tiếng khóc trẻ thơ trong hòa bình… Giờ đây, khi nửa thế kỉ đã trôi qua, mỗi lần nhắc đến chuyện tình sắt son của vợ chồng “Kiện tướng bèo hoa dâu” Nguyễn Thị Mười (SN 1947), ai nấy đều xúc động.
Chuyện người gái đảm
Lật giở những tấm ảnh cũ, giọng kể đầy sôi nổi của bà Mười cuốn chúng tôi về với không khí của một thời đã qua. Năm 1965, khi cả nước sục sôi không khí chiến đấu và lao động sản xuất xây dựng quê hương, tiếp lửa cho chiến trường miền Nam. Hầu hết thanh niên “Ba sẵn sàng” nô nức lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, ở lại quê hương đa phần là phụ nữ.
Theo tiếng gọi của Tổ quốc, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Nông nghiệp, mặc dù được giữ lại trường song bà Mười vẫn xung phong đi thực địa làm cán bộ hướng dẫn bà con về kĩ thuật nông nghiệp cùng với chị em góp sức chi viện cho chiến trường miền Nam. Bà Mười đã tham gia Hợp tác xã (HTX) Đại Xuân, xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, Hải Dương và được cử làm đội trưởng đội khoa học kỹ thuật.
Thời điểm đó, các HTX thường phải lặn lội về Thái Bình mua giống về nhân ủ bèo hoa dâu. Thấy vừa tốn kém lại vừa vất vả, bà Mười đã có một quyết định hết sức táo bạo là ươm chính giống bèo hoa dâu của địa phương mình để tự cấp tự túc trong sản xuất. Bà cùng với chị em trong đội kỹ thuật đi khắp các cánh đồng không kể mưa nắng, sớm tối thu gom từng cánh, rễ bèo hoa dâu ẩn dưới gốc rạ đem về thả nhân giống và chăm sóc. Trong thời gian ngắn, bèo hoa dâu đã được phủ kín các cánh đồng trong xã, sau đó giống bèo được cung cấp cho các xã trong huyện, trong tỉnh.
Nhờ có kỹ thuật, kinh nghiệm chăm bón tốt, bèo hoa dâu của HTX Đại Xuân phát triển nhanh, cánh to, khỏe, ít sâu bệnh hơn cả bèo hoa dâu của HTX La Vân (Thái Bình) nổi tiếng lúc bấy giờ. Tháng 2/1968, HTX Đại Xuân được Bác Hồ gửi thư khen. Với thành tích xuất sắc, bà Nguyễn Thị Mười đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 1967-1970 và được vinh danh là “Kiện tướng bèo hoa dâu”.
Tiếng “người gái đảm” lan xa cả vùng, khiến cô gái Nguyễn Thị Mười được nhiều người quý mến. Sau những lần gặp gỡ, người con gái ấy đã cùng anh bộ đội Bùi Dương Tuyền (người xóm trên) trao nhau lời hẹn ước. Cũng từ đây câu chuyện tình yêu cảm động có cả niềm vui lẫn nước mắt bắt đầu.
“Miễn là chúng mình yêu thương nhau”
Năm 1966, bà Nguyễn Thị Mười bịn rịn tiễn ông Bùi Dương Tuyền nhập ngũ và gửi thương nhớ cho nhau qua từng cánh thư. Thời gian đầu, hai người vẫn giữ được liên lạc, sau thưa dần và từ năm 1969 đến năm 1973 thì mất hẳn liên lạc. Người ở tiền tuyến, người hậu phương. Ban ngày, bà Mười hăng hái cùng các chị em tăng gia sản suất, tham gia các hoạt động tập thể nên không còn thời gian nghĩ đến chuyện riêng. Nhưng đêm về, sự lo lắng, khắc khoải tin tức người yêu cứ theo bà trong mỗi giấc ngủ. Rồi bạn bè cũng trang lứa cũng đi lấy vợ, lấy chồng yên bề gia thất. Gia đình bà lại thỉnh thoảng mượn chuyện xóm giềng nhắc nhở xa xôi. Dù khổ tâm, canh cánh tấm lòng hiếu đạo với cha mẹ nhưng rồi, bà Mười vẫn kiên quyết đợi chờ.
Không có gì ngoài lời thề hẹn, điều gì khiến bà Mười kiên quyết đợi người yêu như vậy? Bà Mười cười hiền: “Tình yêu trong xa cách giống như ngọn lửa trước gió, gió có thể bị dập tắt lửa nhưng cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa lớn. Dù ở xa nhau nhưng tôi luôn tin, hi vọng ngày ông ấy trở về”. Nhìn vợ với ánh mắt âu yếm, ông Tuyền bảo: “Bà kể lại chuyện lần bà đạp xe đêm hơn 20 cây số ra ga lên đơn vị thăm tôi đi”.
Chuyện là, trước khi vào chiến trường miền Nam, ông Tuyền tham gia huấn luyện quân sự một thời gian ở Vĩnh Yên. Khi ấy ông có gửi về cho bà Mười một bức thư. Lá thư ấy được chị em cùng đội kỹ thuật chuyền tay nhau đọc. Mọi người bảo bằng giá nào bà Mười cũng phải gặp mặt để động viên người yêu trước khi vào chiến trường. “Nói dại, chẳng may anh ấy có mệnh hệ gì sau này lại ân hận suốt đời”, bà Mười cười bảo.
Thế rồi, bà Mười mượn mãi mới được chiếc xe đạp của bác cán bộ ở trọ cùng khu, đạp chiếc xe không phanh, không chuông từ TP Hải Dương lên đến ga Gia Lâm. Hơn 20 cây số, 4h sáng, tàu đến ga Yên Viên, hỏi thăm một hồi cũng tìm được đến đơn vị ông Tuyền. Tối hôm đó, đơn vị bố trí để hai người tâm sự, chuyện trò với nhau. 2h sáng, ông tiễn người yêu ra tàu trở về quê. Ông Tuyền tiếp lời vợ: “Tôi đưa cho bà ấy cuốn Mười lời thề của quân nhân, dặn: Anh lên đường làm nghĩa vụ và trách nhiệm của một người thanh niên đối với Tổ quốc. Chia tay nhau chưa biết lúc nào chúng ta sẽ gặp lại, cuốn sổ này em giữ lấy ghi những tâm sự vui buồn, coi như anh vẫn đang bên cạnh em!”.
Một năm, hai năm rồi thoắt cái tám năm trôi qua, họ bặt tin về nhau. Mãi năm 1973 ông Tuyền từ chiến trường về học lớp chính trị ở Chèm (Hà Nội) và một đám cưới nho nhỏ của hai người mới diễn ra. Sau gần chục năm xa cách, tưởng rằng sẽ là những ngày hạnh phúc nhất nhưng lại là lúc gia đình ông bà phải gánh chịu những nỗi đau tột cùng của chiến tranh. Ảnh hưởng của chất độc da cam trong người ông Tuyền đã khiến những đứa con của bà không thể thành hình hài. Nhiều đêm bà chỉ biết nằm khóc, âm thầm chịu đựng nỗi đau…
Cuối năm 1974, do yêu cầu nhiệm vụ, ông Tuyền trở lại chiến trường. Tiếp đó là khoảng thời gian 5 năm vợ chồng “ở hai đầu nỗi nhớ”, đến năm 1979, ông mới ra hẳn miền Bắc. Lúc này, cả hai tuổi đã không còn trẻ, áp lực từ phía gia đình mong mỏi có tiếng bi bô của trẻ nhỏ càng trở nên cấp bách hơn. Tuy nhiên, hạnh phúc vẫn tiếp tục thử thách lòng kiên trì, nhẫn nại của hai người. Bà Mười nói giọng nghẹn đi: “Đã không ít lần, tôi bảo chia tay để ông đến với người phụ nữ khác tìm mụn con. Nhưng mẹ chồng, rồi nhất là ông ấy động viên mãi tôi mới nguôi nguôi, trong lòng thì cữ mãi canh cánh, ao ước về những đứa con”.
Ông Tuyền chia sẻ với chúng tôi: “Hồi ấy tôi phải động viên nhiều lắm, tôi bảo em đừng nghĩ ngợi đến điều tiếng thiên hạ, miễn là vợ chồng chúng ta luôn yêu thương nhau. Nếu ông trời thương thì sẽ cho vợ chồng mình hạnh phúc làm cha mẹ, còn nếu không thì đành chấp nhận”.
Và hạnh phúc tròn đầy cũng mỉm cười với ông bà khi cậu con trai Bùi Minh Quý chào đời, khi bà đã bước sang tuổi 44. Giờ đây, có lẽ ấm lòng hai vợ chồng họ lúc về già không phải là những Bằng khen, giấy khen mà chính cậu con trai ngoan ngoãn, hiếu thảo, nay đã là sinh viên năm cuối Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đó là một cái kết có hậu, viên mãn cho một tình yêu kiên định, vững vàng và dành trọn vẹn cho nhau.
Quỳnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcChàng rể Tây Ban Nha cùng dàn bê tráp và họ hàng mặc áo dài, di chuyển bằng tàu điện và xe buýt hai tầng sang nhà gái đón dâu.

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Ngôn ngữ là con dao hai lưỡi, nó có thể mang đến cảm giác hạnh phúc, nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, đau thương. 6 kiểu giao tiếp dưới đây dễ khiến con tổn thương cả về trí thông minh lẫn trí tuệ cảm xúc.

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcMột mình ngồi bán món bánh truyền thống của người Hoa trên vỉa hè, cụ ông U80 lại chạnh lòng, buồn hiu hắt khi nghe khách quen hỏi một câu.

5 cung hoàng đạo hay u sầu
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Sống nội tâm và nhạy cảm nên các cung hoàng đạo này dễ rơi vào trạng thái u sầu.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng
Gia đình - 10 giờ trướcKhoảnh khắc thắp hương gia tiên để đi rước vợ về dinh, chú rể Hưng Yên nghẹn ngào khiến nhiều người xúc động.

Lên chăm con dâu ở cữ nhưng chưa đầy 1 tháng, tôi đã phải bỏ về quê
Gia đình - 1 ngày trướcTôi lặng người, cảm thấy hối hận vì đã không hiểu hết tình cảnh của con dâu.

Làm vợ, làm mẹ toàn thời gian, lúc ly hôn được tòa phán quyết mức đền bù khiến chồng phải há hốc
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Dù chỉ yêu cầu mức bồi thường vừa phải, nhưng tòa đã bắt chồng cô bồi thường gấp 5 lần con số đó.

Mẹ chồng lên phát biểu một câu ở lễ cưới khiến con dâu phản ứng gay gắt
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Bố mẹ cô gái nghe nhà trai phát biểu thì rất xấu hổ, họ cúi mặt rơi nước mắt vì thương con gái.

Người đàn ông lương hưu 100 triệu nhưng cuối đời mất nhà, không có tiền mua bánh: Sai lầm cay đắng nhiều người mắc phải
Gia đình - 1 ngày trướcNgồi bên góc đường, người đàn ông rưng rưng nghĩ về sai lầm của cuộc đời mình.

14 câu trong giao tiếp thể hiện EQ cao mà người thông minh thường dùng khiến ai cũng quý mến
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Sở hữu chỉ số EQ cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng giao tiếp, được mọi người quý mến, mà còn giúp bản thân thăng tiến trong công việc.

Cùng xem phim 'Sex and the City', chồng bỗng nói tôi 2 điều khiến tôi muốn 'buông'
Chuyện vợ chồngGĐXH - Sau những lời nói của chồng, tôi bàng hoàng nhận ra nhiều điều mà tôi đã bỏ lỡ, giá như tôi biết đến phim "Sex and the City" sớm hơn.