Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ (26/12/1961 - 26/12/2016): Biến những khó khăn, thách thức thành lợi thế

Thứ tư, 09:56 28/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Với kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, chúng ta nhất định sẽ thành công, nhất định sẽ biến những khó khăn, thách thức thành lợi thế”, TS Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tại Hội nghị biểu dương cộng tác viên dân số tiêu biểu toàn quốc và tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2016 (được tổ chức ngày 26/12 tại Hà Nội).

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt các cán bộ, cộng tác viên dân số tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: Chí Cường
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt các cán bộ, cộng tác viên dân số tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: Chí Cường

55 năm xây dựng và trưởng thành

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã từng bước được xây dựng và trưởng thành. 55 năm qua là một chặng đường đầy cam go, thử thách, nỗ lực của ngành DS-KHHGĐ Việt Nam.

Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự tham gia tích cực của các Bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong cả nước, sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các nước và các tổ chức quốc tế, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều thành công trong suốt 55 năm qua. Việt Nam đã khống chế được tỷ lệ tăng dân số; đạt và duy trì ổn định mức sinh thay thế. Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên…

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, ngành DS-KHHGĐ đã luôn đoàn kết, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao. Năm 1999, ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên Hợp Quốc đã trao “Huy chương Giải thưởng Dân số Liên Hợp Quốc” cho Việt Nam. Năm 1999 và 2007, ngành DS-KHHGĐ được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm 2009 và 2010, Tổng cục DS-KHHGĐ được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2011, ngành DS-KHHGĐ được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Phong trào thi đua được tổ chức rộng khắp trong cả nước, thu hút sự tham gia đông đảo của các cá nhân, tập thể. Tại địa phương, nhiều cá nhân, tổ chức đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộ trưởng, của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Trên đà thành công và kế thừa các bài học kinh nghiệm 55 năm qua, ngành DS-KHHGĐ phấn đấu triển khai thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nỗ lực vượt thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo về công tác DS-KHHGĐ năm 2016, TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Năm 2016 là một năm công tác DS-KHHGĐ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh phí đầu tư cho Chương trình DS-KHHGĐ bị cắt giảm, dẫn tới không đủ nguồn lực để đảm bảo thực hiện các hoạt động thiết yếu nhằm đạt các mục tiêu Chương trình. Đến 21/10 và 14/11/2016, Bộ mới phê duyệt kế hoạch hoạt động và tạm ứng kinh phí lần 1 với tổng kinh phí toàn quốc là 286 tỷ đồng (chưa bằng một nửa của năm 2015, chưa đủ để trả thù lao cho cộng tác viên năm 2016) và không có vốn ODA. Nhiều tỉnh, thành phố bị động trong việc bố trí kinh phí để triển khai hoạt động của Chương trình. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu và yếu. Nhiều Trung tâm DS-KHHGĐ huyện được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nên điều kiện làm việc của cơ quan dân số nhiều địa phương hết sức khó khăn. Nhiều cơ sở y tế, trang thiết bị, dụng cụ đã cũ, hư hỏng, không được cung cấp bổ sung, hạn chế chất lượng dịch vụ được cung cấp.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ghi nhận những thành tích đáng tự hào mà ngành DS-KHHGĐ đã đạt được trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Đặc biệt, Thứ trưởng cũng chỉ rõ, năm 2016 là năm đầy thử thách với công tác DS-KHHGĐ. Đây là năm đầu tiên không còn Chương trình mục tiêu Quốc gia mà hòa trộn vào Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Thứ trưởng đánh giá cao Tổng cục DS - KHHGĐ đã có sự chủ động, tham mưu ứng phó với tình hình; một số tỉnh, thành phố đã rất tích cực chủ động, tạm ứng kinh phí, đầu tư kinh phí địa phương cho Chương trình.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh: “Với kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ thực hiện Chương trình DS-KHHGĐ, chúng ta nhất định sẽ thành công, nhất định sẽ biến những khó khăn, thách thức thành lợi thế. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ của các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, mỗi cá nhân và đặc biệt là đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ trong cả nước đối với sự nghiệp dân số nước nhà. Vì một sự thịnh vượng chung của quốc gia, dân tộc”.

Tất cả để công tác dân số đạt kết quả tốt nhất

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Dân số Việt Nam và kỷ niệm 55 năm truyền thống ngành DS-KHHGĐ, sáng 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có buổi gặp mặt thân mật lãnh đạo Bộ Y tế, các lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm ngành DS-KHHGĐ cùng đông đảo các cộng tác viên dân số cơ sở tiêu biểu trên toàn quốc.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gửi lời chúc mừng tới toàn thể các lãnh đạo, cán bộ và đội ngũ cộng tác viên dân số trên cả nước. Theo Phó Chủ tịch nước, 55 năm qua, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ ngành Y tế và Dân số đã nỗ lực không biết mệt mỏi để có những thành tích đáng mừng như: Đạt và duy trì mức sinh thay thế trong suốt 10 năm qua; mức sinh giảm từ 6,4 con/phụ nữ xuống còn 2,1 con; tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tác động đến công cuộc xóa đói giảm nghèo; tăng thêm thu nhập cho người dân và góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã ghi nhận công lao của đội ngũ cộng tác viên dân số tiêu biểu trên toàn quốc, những người được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Dân số địa phương. Để công tác dân số tiếp tục đạt được những thành công hơn nữa trong thời gian tới, Phó Chủ tịch nước chỉ đạo: Ngành Y tế, Dân số cần tổ chức thực hiện theo Kết luận 119 của Ban Bí thư trong việc chuyển trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang Dân số và phát triển; tập trung vào việc nâng cao chất lượng dân số, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông, vận động để những chủ trương, chính sách dân số vào sâu trong đời sống nhân dân, nâng cao ý thức tự giác thực hiện của mỗi người dân, đem lại hiệu quả cho công tác dân số và phát triển trong thời gian tới.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, thời gian tới, ngành Y tế, Dân số sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, thách thức để công tác dân số đạt kết quả tốt nhất.

N.Mai

Hà Thư - Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top