Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỹ sư phần mềm cao cấp của Facebook bỏ việc lương 20 tỷ đồng/năm

Thứ tư, 06:05 06/12/2023 | Giáo dục

Rahul Pandey rời vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp với mức lương 830.000 USD/năm (20 tỷ đồng), sau 5 năm cống hiến tại Facebook (Meta) khiến nhiều người tiếc nuối.

Lương khởi điểm 9,5 tỷ đồng/năm

Tốt nghiệp Đại học Stanford , Rahul Pandey gia nhập Pinterest (Website dưới dạng mạng xã hội hình ảnh) được 2,5 năm. Năm 2017, anh đầu quân về Facebook (công ty con của Meta) với tư cách là kỹ sư phần mềm. Lựa chọn Meta vì anh nhận được lời đề nghị hấp dẫn và có cơ hội phát triển tiềm năng.

Mức lương Facebook chiêu mộ Rahul năm đầu tiên là 390.000 USD (9,5 tỷ đồng), trong đó, lương cơ bản 170.000 USD (4,1 tỷ đồng), thưởng hợp đồng 45.000 USD (1 tỷ đồng), thưởng cổ phiếu 150.000 USD (3,6 tỷ đồng) và thưởng hàng năm 15%.

Kỹ sư phần mềm cao cấp của Facebook bỏ việc lương 20 tỷ đồng/năm - Ảnh 1.

Bảng thu nhập cá nhân trong 5 năm làm việc của Rahul - cựu kỹ sư phần mềm cao cấp tại Facebook. Ảnh: NetEase

Gia nhập Facebook, Rahul gặp nhiều khó khăn phải vật lộn để thích nghi với môi trường và văn hóa công ty. Anh dành nhiều thời gian ở văn phòng để cố gắng làm chủ cơ sở mã lớn. Sau thời gian nỗ lực, Rahul được thăng chức lên vị trí kỹ sư cấp cao - E5 tại Facebook.

Thay vì tận hưởng niềm vui, anh áp lực vì cần có thêm đóng góp cho công ty. Nhận thấy cơ hội phát triển bản thân, anh tận dụng sự hợp tác với đồng nghiệp và các trưởng nhóm công nghệ, tìm cách cải thiện hiệu suất công việc.

Cuối cùng, Rahul cũng hiểu cách kết nối với đồng nghiệp trong công ty. Điều này, giúp anh tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và nhận đánh giá 'vượt quá mong đợi' - tiêu chí chỉ 10% kỹ sư Facebook được trao tặng.

Liên tục học hỏi và luôn đề cao kỹ năng làm việc nhóm, Rahul không chỉ tập trung cống hiến, còn tìm thấy ý nghĩa trong công việc. Sau 2 năm, anh xây dựng thành công nguyên tắc nội bộ giúp các kỹ sư tiết kiệm thời gian viết mã.

Kỹ sư phần mềm cao cấp của Facebook bỏ việc lương 20 tỷ đồng/năm - Ảnh 2.

Bảng thu nhập cá nhân trong 5 năm làm việc của Rahul - cựu kỹ sư phần mềm cao cấp tại Facebook. Ảnh: NetEase

Vừa có kiến thức nghề nghiệp, vừa sở hữu năng lực lãnh đạo, Rahul được thăng lên các bậc cao hơn của kỹ sư. Cuối năm 2019, anh góp mặt trong danh sách 'vượt quá mong đợi' lần hai. Khi đại dịch bùng phát, Rahul lại đối mặt với loạt thách thức mới. Nhờ các kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy, anh giải quyết được khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.

Facebook ghi nhận sự cố gắng của Rahul bằng cách tăng tiền lương cơ bản lên 231.000 USD/năm (5,6 tỷ đồng) và cộng thêm khoản thưởng cổ phiếu trị giá 250.000 USD (6 tỷ đồng). Sau 3 năm, tổng số cổ phiếu tích lũy của anh sở hữu là 400.000 USD (9,7 tỷ đồng).

Top 1 người thu nhập cao, mức lương 20,1 tỷ đồng/năm

Năm 2021, thu nhập cả năm của Rahul 830.000 USD (20,1 tỷ đồng). Sau 5 năm, cổ phiếu tích lũy của anh là 600.000 USD (14,5 tỷ đồng). Tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, ngoài lương cơ bản, nhân viên được thưởng thêm cổ phiếu tích lũy để đánh dấu nỗ lực sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Kỹ sư phần mềm cao cấp của Facebook bỏ việc lương 20 tỷ đồng/năm - Ảnh 3.

Trong 5 năm làm việc tại Facebook, Rahul thu về 600.000 USD (14,5 tỷ đồng) cổ phiếu tích lũy vì nhận được đánh giá 'vượt quá mong đợi'. Ảnh: NetEase

Do đó, tính đến thời điểm cuối năm 2021, tổng toàn bộ thu nhập của Rahul là 1,5 triệu USD/năm (36,4 tỷ đồng). Thời điểm này, anh được xếp vào top 1 những người có thu nhập cao nhất nước Mỹ.

Đầu năm 2022, từ bỏ mức lương triệu USD vì áp lực công việc và mâu thuẫn với đồng nghiệp không thể giải quyết. Anh rời vai trò kỹ sư cấp cao tại Facebook, sau đó thành lập công ty riêng chuyên tư vấn doanh nghiệp, chia sẻ kiến thức và tập trung vào nền tảng YouTube.

Kinh nghiệm đạt mức lương triệu USD

Chia sẻ quá trình đạt mức lương triệu đô, Rahul cho biết mục tiêu đầu tiên vào Facebook là đảm nhiệm vị trí kỹ sư cấp cao ít nhất 2 năm: "Đây là cơ hội để tôi xây dựng niềm tin và nền tảng kiến thức sẵn sàng đối mặt với thách thức trong tương lai. Sự kiên trì, gắn bó và đóng góp tích cực cho công việc là cánh cửa giúp tôi thăng tiến".

Ngoài ra, sự thấu hiểu và kết nối với đồng nghiệp cũng giúp anh nhận ra vấn đề và xây dựng chiến lược làm việc bài bản. Các buổi chia sẻ là cầu nối giúp mối quan hệ giữa Rahul và đồng nghiệp bền chặt. Nhờ vậy, anh biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để xây dựng lộ trình phát triển hợp lý.

Là cựu kỹ sư phần mềm cao cấp của Facebook từng rất thành công, Rahul chia sẻ câu chuyện của bản thân để giúp mọi người có thêm động lực. Hiện tại, nhiều kỹ sư phần mềm bị mắc kẹt trong công việc lâu, anh hy vọng chia sẻ này giúp họ có những thay đổi tích cực và ý nghĩa hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 6 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 10 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 19 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Top