Kỹ thuật ECMO cứu sống hàng trăm bệnh nhân "thập tử nhất sinh" và kỳ tích BN91
GiadinhNet - Nhờ kỹ thuật ECMO, trong 10 năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống nhiều trường hợp "ngàn cân treo sợi tóc" như suy hô hấp cấp rất nặng, sốc tim, biến chứng tràn khí màng phổi… Trong đó tiêu biểu phải kể đến phi công người Anh - bệnh nhân 91 mắc COVID-19.
Phi công người Anh (BN 91) chạy ECMO tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo hay còn gọi là hoạt động hô hấp tuần hoàn ngoài cơ thể) là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng mà không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thường quy cũng như hồi sức nâng cao. ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng và chỉ mới được thực hiện ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thì Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên khu vực phía Nam và là đơn vị thứ 2 trong cả nước được trang bị hệ thống ECMO và đem lại "niềm hy vọng mới" cho các bệnh nhân nặng.
PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó giám đốc BV Chợ Rẫy đến thăm bệnh nhân phi công người Anh ngày 22/6/2020.
Cũng theo PGS.TS.BS Pham Thị Ngọc Thảo, mặc dù kỹ thuật ECMO ra đời từ năm 1953 tuy nhiên thời điểm đó các loại màng lọc, bơm... dùng trong kỹ thuật ECMO chưa tiên tiến nên tỷ lệ thành công hạn chế và bị quên lãng một thời gian. Đến năm 1971, kỹ thuật ECMO với các loại máy bơm, màng lọc… hiện đại được triển khai lại.
Trên thế giới, ngày càng nhiều trung tâm ECMO được hình thành. Bắt kịp tiến bộ y học, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã cử nhân lực đi đào tạo ở Đức ngay từ năm 2009. Đến nay, đội ngũ ECMO của Bệnh viện Chợ Rẫy hiện đại, đủ sức chuyển giao kỹ thuật cho nhiều cơ sở y tế khác trong cả nước.
Tại Việt Nam hiện có nhiều trung tâm làm kỹ thuật ECMO, tuy nhiên giữa các trung tâm có sự chênh lệch. Một số trung tâm thu nhận bệnh nhân nhiều, trong đó nhiều nhất là Bệnh viện Chợ Rẫy (80-100 ca/năm), Bạch Mai (60 ca/năm), Bệnh viện Nhi TW (30 ca/năm), Đà Nẵng (25 ca/năm), các trung tâm khác 5 ca/năm…
Ca ECMO đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện là vào năm 2009 dưới sự hỗ trợ từ Bệnh viện Trung ương Huế. Đó là bệnh nhân suy hô hấp cấp (ARDS) từ viêm phổi do tụ cầu.
Sau 10 năm triển khai kỹ thuật này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện chạy ECMO cho 349 bệnh nhân với tỷ lệ cai ECMO thành công là 71% và xuất viện 57%, cao hơn trung bình của thế giới 2%. Năm 2016, Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức trở thành một trung tâm ECMO của Châu Á.
Một trường hợp điển hình được điều trị bằng ECMO tại Bệnh viện Chợ Rẫy đó là phi công Anh (bệnh nhân 91) trong đợt dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua. Được biết, phi công người Anh này đã rất nhiều lần chạm đến cửa tử. Trong 58 ngày chạy ECMO, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thay 7 màng ECMO cho bệnh nhân 91. Đây được coi là trường hợp đặc biệt của y văn thế giới. Và để giành lại sự sống cho bệnh nhân đặc biệt này, các bác sĩ đã phải có những đêm thức trắng xem nên dùng thuốc nào và tiến hành thay màng ECMO để bệnh nhân không ngưng tim.
Bệnh nhân 91 hồi phục sau ECMO.
"Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi phải cân nhắc, chi li kỹ lưỡng để bệnh nhân không tử vong. Có nhiều ngày căng thẳng suốt từ sáng đến đêm" - PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo chia sẻ trước đó.
Bác sĩ Thảo thông tin, sau khi về quê nhà Vương quốc Anh (từ ngày 11/7/2020) nằm viện và tập vật lý trị liệu, đến nay phi công người Anh đã có thể sinh hoạt, đi lại được một đoạn đường, tương lai sớm quay trở lại với công việc.
Bên cạnh điển hình bệnh nhân 91, 2/5 bệnh nhân nặng có nhiều bệnh lý nền, phải thở máy thời gian dài tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (bệnh nhân 472 và 582) sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy can thiệp ECMO đã hồi phục và xuất viện.
Các bác sĩ thực hiện ECMO cho bệnh nhân 582.
Cụ thể, bệnh nhân 582 có nhiều bệnh lý nền (tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cục bộ), khi mắc COVID-19, bệnh nhân tổn thương phổi nặng nề, phải thở máy, chạy ECMO.
Khi vừa thoát “cửa tử”, bệnh nhân 582 mượn giấy bút để ghi lời cảm ơn đội ngũ y tế.
Trung tâm ECMO của Bệnh viện Chợ Rẫy có tỉ lệ cứu sống bệnh nhân và người lớn khá cao. Nhờ ECMO, 2/3 bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch được cứu sống, khả năng thành công cấp cứu nội viện cũng lên đến 90% so với khoảng 70% trước đây. Đây là nỗ lực 10 năm thực hành ECMO để ra thành quả như vậy.
Thực tế cho thấy, hệ thống ECMO của Bệnh viện Chợ Rẫy không phải là "sản phẩm" của chính sách xã hội hoá, liên doanh liên kết, nhưng là điển hình cho việc đầu tư, trang bị trang thiết bị hiện đại sẽ giúp thúc đẩy kỹ thuật, tạo ra đà tiến cho ngành Y tế, giúp cho năng lực, sức mạnh của ngành nâng lên, đáp ứng các nhiệm vụ trong các tình huống bất ngờ xảy ra.
Tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi hơn nữa kỹ thuật ECMO vào quá trình điều trị bệnh nhân không đơn giản. Đây là kỹ thuật cao, khó khăn và phức tạp nên đòi hỏi phải có đội ngũ có hiểu biết sâu sắc về bệnh học, am hiểu và nhạy bén trong xử lý các tình huống mới có thể đưa ra các quyết định đúng, kịp thời.
Chưa kể, kỹ thuật này phải tiến hành ở nơi có điều kiện đồng bộ, máy, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, con người luôn sẵn sàng 24/24h. Thêm nữa, ECMO là một kỹ thuật cao và khá mới mẻ, chi phí điều trị ECMO hiện đang rất cao trong khi quỹ bảo hiểm y tế chi trả hạn chế.
Kim Vân
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 17 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 3 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.