Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ tích của “đội quân phó cối” giữa lòng chảo Mường Thanh khốc liệt

Thứ hai, 06:40 06/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Để biến số thóc huy động được thành gạo, “đội quân phó cối” ra đời. Họ là thanh niên trai tráng được chọn từ các đơn vị, dân công, từ hậu phương lên chủ yếu là làm cối và giã gạo nuôi quân ngay tại lòng chảo Mường Thanh khốc liệt.

Dòng chảy thời gian có thể cuốn theo dấu vết chiến tranh, nhưng không thể xóa mờ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về những chiến công hiển hách trong cuộc trường chinh chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc.

Trong những chiến thắng vang dội đó có công đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong - một trong những nhân tố góp phần làm nên “trang sử vàng” trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua 56 ngày đêm gian khổ, lực lượng thanh niên xung phong - một đội quân đặc biệt, luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong khí thế sôi sục và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng “tất cả cho tiền tuyến,” “tất cả cho Điện Biên Phủ, tất cả để chiến thắng”, hàng vạn người dân đã hăng hái làm đơn tình nguyện xung phong tham gia lực lượng xung kích phục vụ chiến dịch, trở thành lực lượng thanh niên xung phong.


Thanh niên xung phong phá đá, mở rộng đường qua núi. Ảnh: Tư liệu

Thanh niên xung phong phá đá, mở rộng đường qua núi. Ảnh: Tư liệu

Họ là những thanh niên còn rất trẻ, là những cô gái ở độ tuổi trăng tròn, rất hồn nhiên, trong sáng và yêu đời. Họ hoặc đang ngồi trên ghế nhà trường (phổ thông, trung học, đại học), hoặc đang làm việc trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp...

Và với gần 20.000 thanh niên xung phong tham gia trong chiến dịch Điện Biên Phủ, họ đã trở thành lực lượng chủ lực sát cánh với bộ đội, có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, tham gia trực tiếp các nhiệm vụ quan trọng như: Mở đường, chỉ dẫn đường cho bộ đội hành quân chiến đấu; rà phá bom các loại, san lấp hố bom với hàng chục nghìn m3 đất, đá... ngày đêm đảm bảo cho giao thông thông suốt; vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, vũ khí...

Trong mưa bom, bão đạn, cùng khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc, lực lượng thanh niên xung phong đã sáng tạo ra biết bao phương thức độc đáo để “xẻ núi, bạt đồi, đào hầm, san lấp hố bom, làm đường cho xe qua, rà phá bom mìn và các vật cản đường hành quân, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược, chất nổ và vận tải cứu thương”.


Quân ta kéo pháo vào trận địa. Ảnh: Tư liệu

Quân ta kéo pháo vào trận địa. Ảnh: Tư liệu

Đại tá Trần Thịnh Tần (88 tuổi), Cục trưởng Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng), kể lại: "Ngày ấy, đội quân xe đạp thồ đông hơn cả quân chủ lực, đây là chuyện chưa từng có trong chiến tranh thế giới. Những “chị gánh anh thồ” người sau bám gót người trước một cách mải miết. Một xe hỏng cả đoàn phải chờ, chậm một phút là một phút ảnh hưởng tới chiến dịch. Xe sửa xong là phải đi ngay để tránh bị địch phát hiện. Càng gần tới Điện Biên bom đạn càng ác liệt, ngày nào cũng có người bị thương, hy sinh”.

Cũng theo ông Tần, từ ước tính cần 10 ngàn tấn gạo nuôi quân cho chiến dịch Điện Biên “đánh nhanh thắng nhanh”, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuyển chiến thuật sang “đánh chắc thắng chắc”, thời gian chiến tranh kéo dài hơn, lượng lương thực cũng tăng lên thành 27 ngàn tấn gạo.

“Huy động nguồn lương thực đã khó, vận chuyển càng khó hơn. Dân công đi liên tục, chuyển được một cân gạo đến mặt trận thì ăn hết 7 lạng. Để khắc phục những khó khăn trong công tác hậu cần, Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy mặt trận chủ trương huy động nguồn lương thực tại chỗ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, kết hợp với chiến lợi phẩm thu được của địch”, ông nhớ lại.


Xe đạp thồ - “Vũ khí đặc biệt” góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Xe đạp thồ - “Vũ khí đặc biệt” góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Để biến số thóc huy động được thành gạo, “đội quân phó cối” ra đời. Họ là thanh niên trai tráng được chọn từ các đơn vị, dân công, từ hậu phương lên chủ yếu là làm cối và giã gạo nuôi quân ngay tại lòng chảo Mường Thanh khốc liệt. Những chiếc cối được làm bằng tre quay ầm ầm suốt ngày đêm, xay ra hàng ngàn tấn gạo chi viện cho tiền tuyến.

Những người như ông Tần còn nhớ rất rõ đèo Pha Đin và Ngã ba Cò Nòi là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Dưới làn mưa bom, bão đạn, bằng ý chí quyết tâm, mồ hôi, xương máu của hơn 8.000 TNXP đã bạt núi, xuyên rừng mở đường cho từng đoàn quân, từng đoàn xe thồ băng lên đưa hàng ra tiền tuyến:

“Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ

Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát

Dù bom đạn xương tan thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...”.

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top