Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ký ức 10 ngày bốc 180 ngôi mộ không công của “dị nhân” giữa bãi sông Hồng

Thứ bảy, 08:00 08/11/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Trời chạng vạng tối, bãi Giữa sông Hồng nhộn nhịp những người đàn ông lực lưỡng đi bộ ra bãi tắm. Lẫn trong đám người cao lớn ấy, một ông già dáng người nhỏ bé, gầy gò kỳ cạch dắt theo chiếc xe đạp chở đầy phế liệu.

 

Bà Thủy nhớ lại ngày mới gặp ông Thành.

 

Chúng tôi theo chân ông xuống một con dốc lầy, phải xắn quần lên tận đầu gối để lội ra căn chòi nhỏ của ông. Niềm nở đón tiếp khách bên ấm trà pha vội, ông rít một hơi thuốc lào thật kêu, rồi kể cho chúng tôi nghe về những lần bốc mộ, vớt xác hãi hùng.

“Nghề” không lương, nhưng cần tâm

Người đàn ông ấy là Nguyễn Văn Thành, năm nay 78 tuổi. Ông cùng người vợ của mình sống ở bãi Giữa sông Hồng này đã được hơn 2 năm. Chừng ấy thời gian, ông bà cứ thế sống với nhau, không có con cái, không tài sản, không cả người thân. Theo ông Thành chia sẻ, dạo trước thường xuyên đau yếu nên hai ông bà xin vào một trung tâm bảo trợ xã hội ở Gia Lâm. Sống ở đây được 2 năm, vợ chồng ông lại phải quay trở về căn chòi giữa sông vì không có hộ khẩu thường trú. Trước ngày về, ông đã làm một việc thiện nguyện mà ai biết đến cũng phải khâm phục.

Dạo ấy, trung tâm bảo trợ phải bốc hơn 180 ngôi mộ của những người già đã mất nhưng không có người thân đưa về. Trong khi trung tâm thuê nhưng chẳng ai dám làm cái việc bốc mộ hãi hùng ấy thì ông lại xung phong. Vậy là một mình ông bốc hết 180 ngôi mộ. Ông kể: “Trong 10 mười ngày liên tiếp, tôi thức dậy từ lúc 5 giờ, ăn sáng sớm hơn mọi người rồi ra nghĩa địa đào mộ. Từ khi cha sinh mẹ để đến giờ đâu biết bốc mộ là gì, vậy mà tôi đã làm được cái việc ấy. Trước đó, tôi chuẩn bị sẵn găng tay và chậu, còn tiểu sành với bao nilon thì bên trung tâm lo. Khi đào lên, tôi cứ thế sắp xếp xương lại gọn gàng theo hình dáng cơ thể người. Cái to xếp trước, cái nhỏ xếp sau. Có những mộ đào lên, mùi tanh nồng xộc lên tận mũi. Nhất là những ngôi mộ mà thi thể người chưa phân hủy hết, lại đào vào giữa trưa. Mặc dù không sợ nhưng mấy ngày ấy, tôi cũng không ăn nổi cơm. Cả người tôi cũng bị ám mùi dù đã tắm rửa. Giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu vì sao ngày ấy mình khỏe thế. Nhưng thực tâm, tôi làm cũng chỉ vì thấy thương cho những số phận hẩm hiu, chứ không mong nhận được gì hết”.

Cũng theo ông Thành thì trước khi “nhặt” được vợ, ông đã là một tay vớt xác trên sông Hồng. Sau khi về chung sống, lần đầu tiên chứng kiến ông vớt những xác người đang trôi nổi trên sông, bà đã sợ hãi đến mức không ăn được cơm. Không những vậy, sau những lần vớt được xác người chết đuối, ông lại lặn lội lên công an phường Long biên để báo. Có những xác, ông vớt lên để trên bờ 2-3 ngày, thậm chí cả tuần mới có người thân đến nhận.

Ông làm những việc ấy không phải vì muốn được trả công mà vì lòng thương người. Thực tế, sau khi lo tang ma cho người thân, chẳng có mấy gia đình nhớ đến công ơn của ông. Tuy nhiên ông không buồn vì điều đó. Ông cho rằng, có lẽ nhờ họ phù hộ mà chẳng mấy khi ông đau ốm, bệnh tật. Trước khi chúng tôi xuống gặp chừng 20 ngày, ông vừa có một cuộc vật lộn với “Thủy thần” để vớt xác một người đàn ông (nhà ở Bạch Mai) chết đuối trong khi bơi vì lên cơn đau tim đột ngột. Một người đàn ông tên Minh vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Cuối chiều hôm ấy, khi đang bơi, tôi thấy 2 chiếc can màu đỏ trôi trên sông. Thấy 2 chiếc can đẹp nên tôi bơi ra để vớt vào làm phao. Bơi ra cách chừng 2 mét, tôi phát hiện đầu một người đang nhấp nhô giữa hai chiếc can đó. Hoảng quá, tôi la lên: “Có người chết đuối” rồi bơi ngược vào bờ. Nghe thấy thế, những người đang tắm dưới sông cũng hốt hoảng bơi lên”.

Trong khi những người đàn ông lực lưỡng chỉ dám đứng trên bờ chỉ trỏ với ánh mắt hãi hùng thì ông Thành vội vàng cởi áo bơi ra. Vì người đàn ông nặng hơn 80 kg, dòng nước lại chảy xiết nên dù gắng sức, ông cũng chỉ kéo được vào gần bờ hơn khoảng 2 mét. Mãi 30 phút sau, ông mới đưa được xác người đàn ông xấu số lên bờ. Sau khi nhận thi thể người nhà, mấy ngày sau, gia đình họ có trở lại biếu ông bà một triệu đồng để đền đáp công ơn. Nhưng đó chỉ là một gia đình hiếm hoi nhớ đến công ơn của ông.

 

Mọi thứ trong căn chòi đều do ông đi nhặt ve chai lượm về.

 

Lênh đênh nhưng ấm tình người

Theo ông Thành chia sẻ thì ông rời mảnh đất Thanh Hóa, bắt đầu cuộc sống phiêu bạt từ năm 13 tuổi. Tại đất thủ đô, ông phải làm đủ thứ nghề, trong đó có nghề lặn xuống đáy hồ ở gần công trình xây dựng để vớt những mảnh tôn mà người ta vứt xuống để bán kiếm cơm qua ngày. Thế rồi, một thời gian sau ông đã đóng được cho mình một chiếc bè nhỏ để có chỗ trú chân ổn định.

Một ngày đầu năm 1969, khi đang lang thang nhặt vỏ chai thì ông gặp một người phụ nữ, bây giờ là vợ ông. Khi ấy, bà đang dùng chiếc lá nhỏ để gom những hạt gạo rơi ra từ chiếc túi của một hành khách đợi tàu bất cẩn. Tình người trỗi dậy khi gặp người cùng cảnh ngộ, ông liền ngỏ lời muốn bà về “góp gạo thổi cơm chung”. Vậy là từ ngày ấy, ông đã bớt hiu quạnh trong căn lều bé nhỏ bên bãi sông Hồng. Cũng từ đó, bà không còn phải kê chiếc lon sữa bò trên đường ray để nấu cơm. Bà chỉ nhớ mình tên Thủy, quê ở Thái Bình. Vì bị mẹ kế hắt hủi nên bà phải bỏ nhà đi. Từ Thái Bình, bà đi nhờ xe ra Hà Nội, sống lắt lay một mình cho đến khi gặp được ông.

Hai con người nghèo khổ ấy đã may mắn gặp được nhau và sống hạnh phúc trong túp lều chỉ vỏn vẹn 4 mét vuông hơn 40 năm qua. Tài sản trong nhà chẳng có gì đáng giá, chỉ là một chiếc đèn năng lượng mặt trời, một chiếc radio, hai bức ảnh chân dung, mấy chiếc nồi méo mó và một con mèo nhỏ. Tất cả đều do người ta thương tình mang cho. Thế nhưng tình yêu thương luôn tràn ngập tổ ấm đơn sơ này. Tuy nhiên, nhìn bà vê một bi thuốc lào rồi châm lửa riết một hơi sảng khoái, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Thấy vậy, ông cười hả hê bảo: “Ông bảo mãi mà bà có chịu bỏ thuốc đâu cháu!”. Bà nhìn ông âu yếm: “Ông có bỏ đâu mà cứ bảo tôi phải bỏ?”. Ngồi trò chuyện một lúc, chúng tôi lại được phen giật mình khi bà bật nắp chai bia lúc nãy ông mang về uống một ngụm to. Thấy chúng tôi tròn mắt nhìn, ông lại phải phân trần: “Chiều nay có cháu thanh niên xuống chơi, thấy thương nên cho ông bà một trăm nghìn. Ông lên phố mua một ít thức ăn, còn lại ông mua cho bà chai bia. Lâu lâu không có bia, bà lại không chịu ăn cơm”. Chúng tôi chợt nghĩ, có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng đang sống trong nhung lụa phải ghen tị khi được chứng kiến hạnh phúc của đôi vợ chồng nghèo này.

Vì tuổi già lại bệnh tật nên hai năm nay, chỉ có mình ông đi nhặt phế liệu còn bà ở nhà lo cơm nước. Từ khi có bãi tắm này, nhiều người biết đến ông bà hơn. Cũng từ đó, ông bà thưa hơn những bữa đói bởi mọi người thường cho ông bà đồ ăn, thức uống. Đổi lại, căn lều của ông bà lại là nơi để những người đi tắm gửi áo quần hay phao bơi sau khi bơi lội thỏa thích dưới sông. Trước đây, ông bà neo lều ở mãi trên cầu Vĩnh Tuy nhưng từ khi bãi bồi ấy người ta trồng cây thì ông phải chèo bè xuống đây. Ông bà chỉ sống dưới lều nổi mà không dựng chòi trên bờ vì cả hai đều không có giấy tờ tùy thân.

Sau một tuần Hà Nội mưa bão, chúng tôi trở lại thăm ông bà. Chiếc bè chông chênh lại lùi xa bãi hơn trước. Không những vậy, trông nó xác xơ, tiêu điều hẳn. Ông kể: “Cả tuần mưa, ông không đi làm được nên có ngày hai ông bà phải nhịn đói. Có hôm giông bão, hai ông bà phải ôm quần áo lên trên bờ ngồi giữa mưa lạnh vì sợ sóng đánh lật bè”. Sau đợt ấy, ông bà bị trôi mất một số đồ dùng sinh hoạt. Bức ảnh chân dung của ông bà được một người khách du lịch Hàn Quốc chụp tặng cũng bị nước cuốn trôi.

Chiều muộn, bãi sông Hồng càng hiu quạnh hơn. Ông riết thêm một điếu thuốc lào rồi ngậm ngùi nhìn chúng tôi: “Ông bà giờ chẳng mơ ước gì cả, chỉ ước sau khi chết được nằm đâu đó trên bờ, chứ không phải trôi dạt lênh đênh dưới sông như thế này”.                     

Lâm Thạch

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 5 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 5 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 5 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 11 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top