Ký ức của những người làm nên trận chiến “chấn động địa cầu”
GiadinhNet - 63 năm qua đi từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại, giờ đây những người lính già từ khắp mọi miền đất nước lại hành hương về thăm chiến trường xưa. Nhiều người trong số họ đã bật khóc như một đứa trẻ khi nghĩ về những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng…
Hồi ức của cận vệ Đại tướng
Con đường huyền thoại kéo pháo với những vòng quanh ôm núi rồi vắt ngang lưng trời đưa chúng tôi về mảnh đất Điện Biên. Dọc đường, hương hoa ban dịu ngọt lan tỏa, những tượng đài anh hùng tựa lưng vào núi khiến mỗi người đều có cảm nhận rất riêng về địa danh huyền thoại.
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử này, triệu triệu trái tim từ mọi miền Tổ quốc đang hướng về với mảnh đất Điện Biên. Nơi từng con phố đến bờ tre, gốc lúa đâu cũng có mồ hôi, máu và nước mắt của bao lớp người. Về với Điện Biên không chỉ để tìm về với mảnh đất huyền thoại mà còn tìm lại dư âm của tiếng “hò dô” kéo pháo vào trận địa; trong bát ngát khói hương bay giữa chiều Tây Bắc đại ngàn.
Về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ, dường như ai cũng rơi nước mắt khi nghĩ về một thời đã rất xa, bằng cả một đời người - ấy là thời khắc của hơn 6 thập niên trước khi họ còn là những chàng thanh niên căng tràn sức trẻ lên đường tham gia đánh trận Tổ quốc giải phóng.
Ông Hoàng Viết Cương (85 tuổi) cận vệ thân cận của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ bùi ngùi kể: Từ cuối năm 1953 ông đã cùng Đại tướng di chuyển từ căn cứ Phú Đình, huyện Định Hóa lên Mường Phăng và ở cho đến khi chiến dịch toàn thắng. Với ông những ngày được làm việc với Đại tướng là những ngày không thể nào quên trong ký ức. Trong mắt ông, Đại tướng vừa là người chỉ huy, nhưng cũng là người bạn, người đồng chí hết sức bình dị, mẫu mực.
Chung dòng cảm xúc, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Chấp (tổ 20 phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ) bồi hồi chia sẻ: “Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ lúc mới tròn đôi mươi, anh em hừng hực khí thế ra trận tiêu diệt quân thù. Ngày tham gia trận đánh Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ¸ thực dân Pháp hùng hồn tuyên bố: “Nếu các bạn dám đánh vào Him Lam thì các bạn sẽ không bao giờ còn cơ hội để sống sót trở về quê hương”. Thế nhưng chúng tôi không hề nao núng. Kết quả là trận đánh mở màn ở Him Lam, quân ta đã đánh tan tư tưởng hiếu chiến của quân địch và giành chiến thắng, từ đó tiến tới tiêu diệt quân địch trong toàn chiến dịch”.
Tâm sự của người bắt sống tướng Đờ - Cát
Còn Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng Đờ - Cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ kể, đầu tháng 3 năm 1954, ông tham gia trận đánh đầu tiên, cách cứ điểm Him Lam chừng 10 cây số. Đây là trận đánh nhằm ngăn chặn địch san lấp giao thông hào của ta. Trong trận đánh ấy, ông đã sử dụng đến viên đạn cuối cùng và phải dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch.
Nhớ lại trận đánh ấy, ông cười lớn: “Bên cạnh tôi là các đồng đội bị thương, đạn dược, lựu đạn của họ vẫn còn nhiều, ấy thế mà mình không biết tận dụng để tiêu diệt địch. Chỉ đến khi phó tiểu đội trưởng “mách nước” mình mới nghĩ ra. “Lính mới” mà!”. Sau đó, được sự tiếp viện của lực lượng do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy, quân địch buộc phải tháo chạy.
Kể về trận đánh lịch sử ngày 7/5/1954, người lính năm xưa bồi hồi nhớ lại: “Đầu buổi chiều hôm ấy, tôi cùng đồng đội có mặt trước cây cầu sắt dẫn vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại liên của địch từ đầu cầu bên kia vẫn “khạc” đạn như mưa. Đơn vị phải dừng lại để củng cố đội hình và tập trung hỏa lực dập tắt ổ đại liên. Phát triển tiến công qua cầu sắt, các chiến sĩ Vinh, Nhỏ, Hiếu thấy xa xa có một ụ đất nhô lên khá cao, 4 chiếc xe tăng địch thì đang quần xung quanh. Quả thật chúng tôi đâu có ngờ đó là hầm của Đờ - Cát. May sao ngay lúc đó ta bắt được một lính địch. Sau khi tra hỏi, hắn khai đó là hầm của tướng Đờ Cát. Mấy anh em chúng tôi mừng quýnh”.
Theo lệnh của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, các chiến sĩ Vinh, Nhỏ theo Đại đội trưởng xuống hầm bắt Đờ - Cát; hai đồng chí bịt cửa hầm đối diện; toàn bộ lực lượng còn lại có nhiệm vụ bao vây quanh hầm. Sau tiếng hô yêu cầu đầu hàng của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, tất cả ban chỉ huy của địch đều giơ tay hàng, duy chỉ có Đờ - Cát vẫn ngồi im lặng, không giơ tay. Chỉ chờ đến câu “hô-lê-manh” (giơ tay lên) đanh gọn và cú thúc súng của ông Hoàng Đăng Vinh vào bụng Đờ -Cát, vị bại tướng mới run rẩy, lắp bắp: “Xin các ông đừng bắn, chúng tôi đầu hàng”.
Sống cùng lịch sử
Giờ đây, về thăm lại chiến trường xưa, Đại tá Hoàng Đăng Vinh, ông Hoàng Viết Cương hay rất nhiều cựu chiến binh Điện Biên khác dù tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn nhớ như in những ký ức hào hùng. Những câu chuyện ấy đã tạo nên một cuộc gặp gỡ nhiều cảm xúc, khiến nhiều cựu chiến binh không thể cầm nỗi nước mắt khi nhớ về những đồng đội, về những năm tháng chiến tranh, gian khổ mà vẻ vang.
Cựu chiến binh Đinh Văn Hòa, người từng trực tiếp tham gia 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt trên chiến trường Điện Biên Phủ trầm ngâm khi đứng trước cứ điểm Hồng Cúm, nơi đơn vị ông - Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 (nay là Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) đã giành giật với địch từng mét đất... Theo lời ông, một trong những nhiệm vụ chính của đơn vị khi ấy là chiếm đoạt dù, lấy vũ khí địch trang bị cho ta. “Do bị vây chặt, địch chỉ còn cách dùng máy bay để thả lương thực và vũ khí xuống nhằm cứu viện. Thế nhưng, nằm giữa đồng không mông quạnh giơ lưng chịu đạn, mỗi khi địch dùng máy bay thả đạn dược và lương thực xuống là anh em xông ra lấy ngay. Địch cũng xông ra lấy, hai bên giằng co nhau. Nó lao ra thì mình bắn. Ai gan thì được. Thế là lấy được đạn dược của nó, lấy của nó mà bắn nó”, người cựu chiến binh già hào sảng kể lại những ngày tháng chiến đấu.
Từ thung lũng Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến đồi A1 – nơi diễn ra trận chiến lịch sử kéo dà i 39 ngày đêm, rồi hầm tướng Đờ - Cát... Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử lúc nào cũng “ăm ắp” những gương mặt, dấu chân của người lính cựu chiến binh trở về thăm chiến trường xưa. Với họ khi trở lại thăm chiến trường Điện Biên năm xưa như trở về “nhà”, về với năm tháng hào hùng của một thời sục sôi chiến đấu không thể nào quên trong cuộc đời.
Điện Biên những ngày này không chỉ rực rỡ bởi sắc tím của bằng lăng, sắc đỏ của phượng vĩ, của lá cờ Tổ quốc “nhuộm máu trong tim”, mà còn bởi sắc xanh của màu áo lính từ khắp mọi miền Tổ quốc. Con đường đẹp nhất TP Điện Biên Phủ dài 7 km đã gắn tên Võ Nguyên Giáp. Cả thành phố đã sẵn sàng hòa cùng quân, dân cả nước “sống cùng lịch sử”.
Cả nghĩa trang chỉ có 4 ngôi mộ có danh
Được mệnh danh là “nhân chứng sống” của lịch sử hào hùng về tinh thần chiến đấu quật cường của các liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên năm xưa, Nghĩa trang liệt sỹ A1 (nằm tại trung tâm thành phố Điện Biên) là điểm đến của bất cứ ai khi “trở về nguồn”. Nơi đây, chỉ có 4 ngôi mộ của những anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can được ghi danh, còn lại 640 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng đều... vô danh. Đó là chưa nói đến những chiến sỹ còn đang nằm trong hầm hào, và những chiến sỹ nằm rải rác trên cánh đồng Mường Thanh... hay ở đâu đó trên chiến trường này. Máu của những người lính trẻ đã quện vào bùn non, xác thịt đã vùi cùng đất mẹ. Chúng tôi, cũng như bao nhiêu người con khác xin thắp nén hương tri ân lên mộ các anh - những người đã quên mình, ngã xuống vì Tổ quốc.
Cao Tuân
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 27 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 29 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.