Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạ chuyện người dân quanh sông Lô bỏ việc đi giữ đất

Thứ ba, 08:39 15/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Khi tiếng kêu không thấu, người dân Tuyên Quang đã phải tự cứu lấy nguồn sống của gia đình bằng cách túc trực bên bờ sông Lô, không cho tàu thuyền nạo hút cát gần bờ dẫn đến sạt lở đất canh tác.


Cứ mỗi buổi chiều, người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lại kéo nhau ra sông Lô canh đất để các tàu không khai thác vào sát bờ.     Ảnh: Cao Tuân

Cứ mỗi buổi chiều, người dân xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lại kéo nhau ra sông Lô canh đất để các tàu không khai thác vào sát bờ. Ảnh: Cao Tuân

Có 7 sào đất, mất 6 còn 1

Giữa cái nắng oi nồng những ngày đầu hè, ông Nguyễn Đức Linh (thôn Gò Hu, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) chạy đôn chạy đáo từ mép sông Lô dưới chân cầu An Hòa đến hết địa phận xã mình. Công việc của lão nông 65 tuổi là mỗi khi thấy tàu thuyền khai thác cát ở gần bãi đất trồng ngô thì lập tức ngăn chặn. Xua đuổi không được, ông vội chạy về làng hô báo mọi người giúp sức. Chỉ mấy phút sau, hàng chục nhân khẩu của thôn Gò Hu đã có mặt. Trước sự quyết liệt của người dân, một số tàu hút cát cỡ lớn buộc phải di chuyển ra xa – Phạm vi được cấp phép khai thác.

Hướng tầm mắt từ cầu An Hòa, có thể thấy đoạn sông Lô trước mặt là hàng chục tàu hút khai thác cát cùng tàu bè vận chuyển. Chếch lên phía bờ là cảnh sạt lở đất bãi ngô xuống lòng sông, có đoạn bị khoét sâu tạo thành hàm ếch cao tới cả chục mét. Người dân xã Vĩnh Lợi phải bất lực nhìn từng thước đất canh tác nông nghiệp từ bao đời nay dần dần biến mất do tình trạng khai thác cát gây ra.

“19 hộ dân có đất ven sông ở khu vực này đều bị sạt lở nghiêm trọng. Như nhà tôi trước đây có 6 sào đất trồng ngô, đỗ giờ chỉ còn lại hơn 1 sào. Cứ mỗi năm lại mất đi một ít, chẳng bao lâu nữa khu đất canh tác của người dân bị san bằng với mặt nước sông Lô. Các anh xem, đụn sỏi cát lù lù thế kia, nước lũ về khác gì con đê chắn dòng chảy, không xói lở mới lạ”, bà Hoàng Thị Mai (62 tuổi) chỉ tay vào những chiếc tàu hút đang hoạt động ở gần bờ nói.


Đứng từ cầu An Hòa có thể thấy cả chục chiếc tàu cỡ lớn đang khai thác cát dưới dòng sông Lô.

Đứng từ cầu An Hòa có thể thấy cả chục chiếc tàu cỡ lớn đang khai thác cát dưới dòng sông Lô.

Được biết, từ đầu tháng 5/2018, tình hình khai thác cát ở sông Lô đoạn quanh cầu An Hòa trở nên rầm rộ. Ngày cao điểm có khi xuất hiện hàng chục tàu hút cát làm náo loạn cả tuyến sông. Mỗi khi mực nước sông dâng lên cao họ lại kéo tàu bè vào khai thác ngay gần bờ sông.

“Dân làng chúng tôi quanh năm bám vào mấy sào nương rẫy để phát triển kinh tế. Thế nhưng, khoảng hai năm nay diện tích càng ngày càng mất đi do việc khai thác cát ven bờ dẫn đến sụt lún. Nhiều hôm họ khai thác ban đêm, sáng ra thấy cả sào đất bị sụt lún xuống sông. Kêu cứu lên cơ quan chức năng không được nên chúng tôi đành phải thay phiên nhau ra canh để ngăn chặn. Thậm chí người dân thôn Gò Hu còn dựng những cây tre thành “súng cao su” để bắn đá vào những chiếc tàu hút khi họ khai thác gần mép bờ gây sạt lở đất canh tác”, ông Nguyễn Văn Cấp chia sẻ. Người trụ cột chính của gia đình 6 miệng ăn cũng tâm sự, cực chẳng đã ông và nhóm người dân mới phải hành xử kiểu “luật làng” như thế này dẫu biết rằng có thể vướng vào vòng lao lý bất cứ lúc nào.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lợi cho biết: Xã Vĩnh Lợi có 9km đường bờ sông, tỉnh cấp phép khai thác cát cho 3 công ty gồm: Bình Thuận, Thượng Phú và mới đây là Nhật Tân.

Nói về việc một số tàu hút khai thác cát gần bờ, ông Bình cho hay: “Cái này chúng tôi không xác định được vì phạm vi cấp phép là của UBND tỉnh”. Khi hỏi về giấy phép hoạt động và đăng ký phương tiện của các doanh nghiệp, vị Chủ tịch UBND xã nói: “Cái này tôi không nhớ vì cán bộ địa chính đi vắng rồi”.

Đáng lưu ý, theo người dân nhiều năm qua họ liên tục phản ánh cả bằng văn bản và qua các cuộc tiếp xúc cử tri về việc doanh nghiệp khai thác cát gây sạt lở đất canh tác thì ông Bình cho biết: “Chưa có việc sạt lở đất canh tác đâu. Mình nhìn là biết ngay(?)”.

Không doanh nghiệp nào nhận trách nhiệm


Quá bức xúc trước việc tàu khai thác cát ngay ven bờ sông Lô gây sạt lở, một số người dân đã dùng súng cao su xua đuổi tàu cát.

Quá bức xúc trước việc tàu khai thác cát ngay ven bờ sông Lô gây sạt lở, một số người dân đã dùng súng cao su xua đuổi tàu cát.

Cách xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương không xa là “công trường” khai thác cát thuộc xã An Khang, TP Tuyên Quang. Từ bãi ngô thôn An Phúc có thể thấy cảnh hàng chục con tàu hút đang tàn phá dòng sông Lô. Người dân nơi đây cho hay, tình trạng này đã diễn ra khoảng hai năm nay (chỉ trừ mỗi mùa nước cạn). Ngày nào cũng cả chục con tàu khai thác từ sáng sớm đến chiều muộn khiến cuộc sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con bị ảnh hưởng.

Cách chỗ chúng tôi đứng khoảng vài chục mét, có 2 chiếc tàu hút cỡ lớn đang khai thác cát. Chiếc cần hút dài cỡ vài chục mét cần mẫn vơ vét lòng sông. Dòng sông Lô rộng lớn trở nên chật chội bởi sự có mặt của hàng chục chiếc tàu lớn nhỏ vận chuyển cát. Cũng không thể đếm hết các gò đống sỏi thải cứ liên tiếp mọc lên nhấp nhô trên mặt nước.

“Nhiều hôm buổi tối tiếng tàu khai thác vẫn gầm rú. Sáng chưa bảnh mắt thì người dân đã bị đánh thức bởi cái âm thanh chết tiệt ấy. Một nhóm người dân thì thay phiên nhau canh đất, không cho tàu vào khai thác gần bờ. Thế nhưng tình trạng này kéo dài từ năm nay sang năm khác mà sức người thì có hạn”, một người dân thôn An Phúc thở dài.

Theo ông Trần Ngọc Tân, Chủ tịch UBND xã An Khang, TP Tuyên Quang, xã có 14km đường bờ sông nhưng có đến 6 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát gồm: Công ty Bình Thuận, Thượng Phú, Nhật Tân, Khoáng sản Tuyên Quang, Tam Sơn và Thành Hưng.

“Năm ngoái bức xúc nhất là ở khu vực thôn An Phúc giáp ranh thôn Thái Long có tình trạng khai thác cát gây sụt lở đất canh tác của người dân. Tuy nhiên đến nay chưa doanh nghiệp nào nhận trách nhiệm và có hướng đền bù cho người dân. Trong một số buổi làm việc chính quyền địa phương xác định khu vực này gần nơi hoạt động của Công ty Bình Thuận nhưng doanh nghiệp này vẫn lờ đi”, ông Tân cho hay.

Cũng theo ghi nhận của PV, những năm gần đây, việc hàng loạt doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sỏi dẫn đến thay đổi dòng chảy sông Lô và sạt lở bờ kè. Đơn cử như dự án kè sông Lô với tổng mức đầu tư hơn 385 tỷ đồng được triển khai tại TP Tuyên Quang dù chưa nghiệm thu, bàn giao nhưng đến nay cũng đã sạt lở nghiêm trọng. Dọc tuyến sông qua xã An Tường, dấu tích chân kè hầu như không còn, nguy cơ “hà bá” nuốt chửng bờ kè luôn hiện hữu…

“Kiểm tra là việc của chúng tôi”

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề trên, ông Trần Văn Chiến, Giám đốc Sở TN&MT Tuyên Quang cho rằng: “Tình hình khai thác cát sỏi ở sông Lô không nóng. Đặc thù ở Tuyên Quang có một số khu vực sạt lở và tỉnh đã điều chỉnh”.

Nói về việc người dân nhiều lần phản ánh các doanh nghiệp thường xuyên khai thác sai chỉ giới, khai thác ban đêm gây sạt lở đất canh tác nhưng không nhận được trả lời, ông Chiến cho hay: “Từ tháng 12/2016 khi tôi nhận chức Giám đốc Sở TN&MT thì không thấy người dân có đơn thư phản ánh. Nếu có phản ánh chúng tôi sẽ kiểm tra”. Trả lời việc PV nhiều lần gọi điện, nhắn tin phản ánh việc doanh nghiệp khai thác cát ảnh hưởng đến trồng trọt của người dân, vậy Sở TN&MT đã kiểm tra hay chưa?, ông Chiến cho hay: “Đấy là việc của chúng tôi”.

Trước câu hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sỏi trên dòng sông Lô thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang, người đứng đầu Sở TN&MT cho biết sẽ giao cho văn phòng kiểm tra và thông tin lại đến báo chí.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top