Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm chiến dịch ở vùng biên

Thứ tư, 05:08 05/05/2010 | KHHGĐ

GiadinhNet - Mấy năm nay, dù rất cố gắng song xã Hương Lâm (huyện Hương Khê - Hà Tĩnh) vẫn chưa đạt chỉ tiêu Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ, ảnh hưởng đến mục tiêu giảm sinh hàng năm.

Đó là lý do mà chúng tôi tìm về xã Hương Lâm để tìm hiểu trong dịp ra quân làm Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt 1 năm 2010.

Rộn ràng ngày ra quân

Từ đường mòn Hồ Chí Minh rẽ qua địa phận xã Hương Trà, con đường dẫn đến xã Hương Lâm dốc lên, dốc xuống, ngoằn nghèo, lọt thỏm, lách giữa các ngọn núi dựng đứng. Bầu trời chỉ lộ ra trên phía đỉnh đầu, khuất lấp đằng sau những đám mây mù là những ngọn núi trùng điệp. Hai bên, cây cối rậm rạp ôm sát khiến dọc đường đi gần 10km chúng tôi không thể nhìn thấy nổi một ngôi nhà nào, thi thoảng chỉ gặp 1 vài người đi đường ngược chiều.
 

Đọc tài liệu truyền DS-KHHGĐ tại trạm y tế xã Hương Đông, Hương Khê (Ảnh: Anh Tuấn).

 

8 giờ sáng, chúng tôi có mặt ở Trạm Y tế xã. Mọi việc bắt đầu. Cán bộ Trung tâm DS - KHHGĐ huyện và đội dịch vụ lưu động đã có mặt. Người dân xếp hàng đăng ký vào khám và xin thuốc. Tiếng loa đài, băng VCD tư vấn SKSS và các băng rôn, biểu ngữ... tạo nên không khí sôi nổi, náo nhiệt. Tuy nhiên, những người tất bật nhất, vui nhất vẫn là cán bộ chuyên trách dân số và các cộng tác viên (CTV). Chị chuyên trách thì bù đầu với việc ghi danh sách, hướng dẫn đối tượng, kết nối mọi công việc dù nhỏ nhất. Các chị cộng tác viên trở thành những “tay xe ôm” có hạng, liên tục đèo đối tượng đến. Người này vừa xuống xe, lại đưa người kia về; các chị như những con thoi, mặc mồ hôi ướt đẫm, miệng vẫn liếng thoắng gọi mọi người vào xếp hàng và không giấu nổi niềm vui khi xóm mình có đối tượng đến tham gia Chiến dịch.

Chị Đinh Thị Tịnh, CTV xóm 1 hồ hởi: “Đưa chị em đi khám sức khỏe cho bản thân họ mà mình còn vui hơn họ...”.

Dùng xe đạp đưa đối tượng vượt dốc tham gia Chiến dịch...

Quả thật làm công tác dân số ở cơ sở vốn đã vất vả, nhưng làm dân số ở vùng núi cao, vùng biên giới còn vất vả hơn nhiều lần. Hương Lâm có 14 xóm thì cả 14 xóm đều giáp ranh với nước Lào, địa hình kéo dài dọc theo biên giới. Người dân chủ yếu làm nghề đi rừng. Bà con sang Lào nhiều khi dễ và gần hơn sang vùng đồng bằng của tỉnh. Trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về mọi mặt, nhất là về chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn hạn chế, nên công tác tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn.
 
Anh Trần Văn Lộc, Trưởng trạm Y tế xã, một người rất quan tâm đến công tác dân số và cũng là một người theo đạo Thiên Chúa chia sẻ: “Ở đây không chỉ là miền núi, vùng biên giới mà tỷ lệ đồng bào giáo dân cũng đông nên công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch đã khó lại càng khó. Vất vả là vậy nhưng các chị em CTV rất nhiệt tình, chẳng nề hà gì...”. Các chị ngày đêm vẫn băng rừng, vượt suối đến tận từng gia đình để vận động, tuyên truyền. Tại buổi cung cấp dịch vụ này, nhiều chị không có xe máy phải dùng xe đạp để chở các đối tượng đi khám, rồi lại chở họ về. Mà những con dốc của vùng núi cao, biên giới này nhiều khi xe máy phải về số 1 mới qua nổi, chứ nói gì xe đạp. Ở đây, dân cư sống thưa thớt, nhiều nơi mỗi nhà “sở hữu” riêng một ngọn núi. Các chị CTV cho hay: “Đến đợt Chiến dịch, chúng tôi phải đi liên tục cả tuần mới đến hết được các gia đình trong xóm. Nhiều khi một ngày đi liên tục chỉ đến được 5-6 nhà. Nhưng có khi lại không gặp được. Người dân đi rừng, có khi ở cả tuần, cả tháng trong rừng, mà thời gian Chiến dịch thì chỉ diễn ra từng đợt nên công tác vận động rất khó khăn...”.
 

Chiến dịch chăm sóc SKSS đã góp phần nâng cao nhận thức cho đông đảo người dân xã Hương Lâm (Ảnh: Anh Tuấn).

Chia sẻ khó khăn

Trở về thị trấn Hương Khê, con đường như thấy gần hơn, đỡ gồ ghề hơn, bớt quanh co, gập ghềnh hơn. Không biết là do quen đường hay sao, tôi cũng không biết nữa. Trong đầu tôi đang nghĩ đến những con dốc dài, những ngọn núi mà chị em CTV dân số vẫn ngày đêm vượt qua với một niềm tin không bao giờ nguội…

Ngay trước cửa Trạm Y tế, một nhóm chị em đang “vây” lấy chị Nguyễn Thị Vinh- Chuyên trách dân số và các CTV để phàn nàn. Một chị có vẻ to tiếng, mấy người khác hùa theo làm cho các chị CTV bối rối và liên tục nói lời thông cảm. Khi tìm hiểu ra mới biết: Do đến để cấy que tránh thai nhưng que chưa chuyển về kịp nên các chị bức xúc. Một chị lớn giọng trách móc CTV: “Khi đến nhà tui thì nói dẻo lắm, như rót mật vô tai, dỗ chúng tôi tới đây. Giờ đến thì không có, làm mất công, mất việc...”. Lại thuyết phục, giảng giải một hồi. Có trực tiếp nghe, thấy mới thấu hiểu nỗi vất vả của chị em CTV. Chị Đinh Thị Ngân, CTV xóm 7 chia sẻ: “Ở đây nhận thức của chị em hạn chế. Chúng tôi tuyên truyền nhiều, nói nhiều nhưng vẫn khó, đợi họ thay đổi hẳn được tư tưởng rồi mới đặt vòng chắc họ phải sinh 4-5 con rồi. Vì thế, chúng tôi phải dùng mọi cách nói khéo léo để họ vừa chấp nhận 1 BPTT rồi vừa tiếp tục tuyên truyền, miễn sao họ được khám sức khỏe, biết KHHGĐ, sinh con cái khỏe mạnh. Như vậy mà nhiều khi các chỉ tiêu vẫn không đạt”.

Tuy nhiên, theo các chị CTV, đợt ra quân Chiến dịch này là đông hơn rất nhiều so với mọi năm, hứa hẹn một năm đạt chỉ tiêu Chiến dịch. Đó là điều mà họ rất vui, dù vất vả. Đến 13 giờ, đội dịch vụ lưu động mới nghỉ tay tranh thủ ăn trưa  rồi tiếp tục làm việc. Kết quả cả ngày ra quân: Đã khám phụ khoa cho 158 chị em, đặt vòng tránh thai cho 80 người, tiêm tránh thai cho 40 người (13 người mới)..., tất cả đều vượt chỉ tiêu đợt 1 và đạt gần 80% kế hoạch Chiến dịch cả năm.

Chiều tối, chúng tôi rời xã Hương Lâm trong niềm vui, trong cái bắt tay thân tình của các chị em làm dân số nơi đây. Họ vui vì đã lâu rồi, năm nay Chiến dịch mới làm được tốt như vậy, công sức họ đổ ra cho kết quả, vui vì đã có những người đến để động viên, chia sẻ những khó khăn, vất vả...         
 
Anh Tuấn 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top