Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm dân số miền Trung du

Thứ tư, 16:05 23/12/2009 | KHHGĐ

Giadinh.net - Con đường liên xã mang tên “Đường 406 công trình đoàn kết quân - dân” tấp nập xe công nông chở gỗ keo, bạch đàn và luồng đi tiêu thụ.

Những ngôi nhà khang trang mọc lên xen kẽ giữa vườn chè xanh ngát, những đồi keo, bạch đàn rì rào trong gió. Từng tốp em nhỏ trong những bộ đồng phục áo trắng đạp xe đến trường... Minh Tiến đang thực sự chuyển mình đi lên từ thành công của phong trào sinh đẻ có kế hoạch gắn với phát triển kinh tế.

Sinh con một bề giỏi kinh tế

Đến thôn 5 không ai là không biết đến đôi vợ chồng anh Dương Hữu Thành (36 tuổi) - chị Bùi Thị Năng vừa giỏi làm kinh tế vừa khéo nuôi dạy con. Hai con gái của anh chị, Dương Minh Huế (học lớp 9) và Dương Thanh Huyền (học lớp 5) năm nào cũng là học sinh giỏi toàn diện.

Nhờ làm tốt công tác dân số, bộ mặt nông thôn đã thay đổi (Ảnh: Vĩnh Cát).

 
Sinh con với khoảng cách 5 năm nên gia đình anh chị có thời gian phát triển kinh tế. Mỗi năm anh Thành nuôi khoảng 50 con lợn, đàn gà gần trăm con, trồng 1ha bạch đàn, keo, 1 mẫu chè và trồng ngô, lúa... với tổng thu nhập khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lại 60 triệu đồng. Anh chị đã xây được ngôi nhà 7 gian, rộng 120m2 khá đầy đủ vật dụng có giá trị. Anh Thành cho biết: “Gia đình đông anh em nên mình thấu hiểu nguyên nhân của đói nghèo, vì vậy mình chỉ sinh 2 con, trai hay gái cũng thế cả”. Cụ Nguyễn Thị Tý, 84 tuổi (mẹ anh Thành) phấn khởi: “Giờ thấy con cái vợ chồng hòa thuận, các cháu học giỏi là tôi vui lắm, cháu trai hay cháu gái đều mừng, miễn là các cháu học giỏi, ngoan ngoãn”.
 
Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, 42 tuổi, thôn 1 đã dừng lại ở 2 con để phát triển kinh tế. Hiện gia đình chị đang trồng 2 mẫu chè, mỗi năm thu trên 20 triệu đồng, ngoài ra thu hoạch trên 1,3 tấn thóc. Chị còn làm thêm nghề đậu phụ đủ để trang trải chi phí hàng ngày và 2 con ăn học. Gia đình chị đã thoát nghèo, từ 2 gian nhà gỗ, giờ là nhà 3 gian mái bằng khang trang. Chị Thanh tâm sự: “Trước đây sinh 2 đứa, muốn sinh thêm con trai, nhưng được đội ngũ cán bộ dân số đến nhà vận động, khuyên bảo nên vợ chồng tôi không sinh con thứ 3, may mà dừng lại chứ đẻ nữa giờ vẫn còn nghèo”.

Chị Đào Thị Sinh, cán bộ chuyên trách dân số xã Minh Tiến, cho biết: Trong xã hiện có 60 cặp vợ chồng sinh con một bề 2 gái, các cặp vợ chồng này có nhận thức tốt về KHHGĐ, điều đáng mừng là hầu hết số gia đình này đều là những hộ kinh tế khá giả, vợ chồng hòa thuận, con cái khỏe mạnh, học giỏi, điển hình là các gia đình: Nguyễn Văn Sử (thôn 1), Nguyễn Văn Chiến (thôn 5), Hoàng Mạnh Thắng (thôn 7), Nguyễn Thị Hằng (thôn 7), Nguyễn Ngọc Minh (thôn 8)...

Đi lên nhờ thành công của công tác dân số
 

Sinh đẻ có kế hoạch nên gia đình anh Dương Hữu Thành đã có điều kiện để làm kinh tế, ổn định cuộc sống (Ảnh: Q.Huy).

Đến hết tháng 9/2009, trên địa bàn xã Minh Tiến có 30 trẻ ra đời, trong đó 15 nam,15 nữ, 1 trường hợp sinh con thứ 3. Số người mới áp dụng các BPTT hiện đại tăng cao, trong đó đặt vòng 56 ca, bao cao su 25 ca, thuốc uống 31 ca, tiêm 6 ca, que cấy 1 ca, nâng tổng số người đang áp dụng các BPTT hiện đại lên 408 người.

Xã Minh Tiến có 10 thôn với 664 hộ/ 2.538 nhân khẩu, tổng cộng 515 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Sớm xác định rõ muốn đưa đời sống người dân đi lên thoát nghèo tiến tới làm giàu trước hết các cặp vợ chồng phải thực hiện KHHGĐ, Minh Tiến đã kiện toàn bộ máy công tác DS-KHHGĐ, rà soát chất lượng đội ngũ CTV, tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm các mô hình ở tỉnh khác. Hàng tháng có báo cáo, thu thập thông tin để có ý kiến chỉ đạo. Ban DS-KHHGĐ nắm bắt tình hình, đặc điểm của từng khu dân cư, đối tượng gia đình để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, giải quyết.

Hàng quý, hàng tháng mở các hội nghị tuyên truyền về dân số với nhiều thành phần tham dự. Các đợt chiến dịch, xã đều cấp thêm kinh phí, tổ chức truyền thông trực tiếp đến tận nhà đối tượng. Minh Tiến cũng là xã tiên phong trong việc tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương các gia đình sinh con một bề 2 gái mà không sinh thêm con thứ 3. Xã đã nhân rộng mô hình các câu lạc bộ như: Gia đình hạnh phúc, 5 không 3 sạch, tiền hôn nhân, nam nông dân thực hiện KHHGĐ… Đến nay, 100% cặp vợ chồng cam kết không sinh con thứ 3.

Chị Đào Thị Sinh cho biết, có trường hợp vận động kiên trì trong cả tháng, thậm chí đích thân chủ tịch xã phải vào cuộc.

Chủ tịch xã Bùi Văn Vượng phấn khởi: Những năm gần đây, nhờ sinh đẻ có kế hoạch nên đời sống người dân từng bước được nâng lên, nếu như thu nhập bình quân năm 2006 là 6,5 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 7,1 triệu đồng, dự báo năm 2009 tăng cao khi người dân trong xã trúng vụ thu hoạch cây lâm nghiệp. 100% hộ dùng điện lưới quốc gia, hầu hết các thôn đạt văn hóa, 80% gia đình văn hóa, trường mầm non và tiểu học của xã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Trên địa bàn xã không có tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, số đề... 

Ngô Huy

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top