Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạm dụng hormone tăng cơ có thể gây đột quỵ, vô sinh nam

Thứ năm, 13:34 31/08/2023 | Bệnh thường gặp

Với mong muốn tăng cơ nhanh, không ít người sử dụng testosterone như một liệu pháp hỗ trợ. Tuy nhiên khi tiêm testosterone - một hormone ngoại sinh vào cơ thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường như tăng huyết áp, đột quỵ, vô sinh nam...

1. Testosterone có vai trò gì với sức khỏe nam giới?

Có được dùng testosterone tăng cơ trong tập thể hình không? - Ảnh 1.

ThS.BS. Vũ Thị Hiền Trinh - Trưởng khoa sinh sản, BV Nội tiết Trung ương.

Theo ThS.BS. Vũ Thị Hiền Trinh - Trưởng khoa sinh sản, BV Nội tiết Trung ương, testosterone là một homrone sinh dục nam quan trọng nhất được tổng hợp chủ yếu tại tinh hoàn (95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (5%).

Testosterone ảnh hưởng và chi phối đến hầu hết hoạt động và chức năng của cơ thể nam giới như: Thần kinh, tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, hệ tuần hoàn, tiết niệu...

Đặc biệt, testosteron làm phát triển các đặc tính sinh dục nam (râu, giọng nói, phát triển cơ xương), duy trì hoạt động tình dục và sản sinh tinh trùng.

Đối với hệ sinh dục, testosterone được sản sinh ra khi còn là bào thai nam có vai trò trong việc hình thành các bộ phận sinh dục: Tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tinh, dương vật, bìu và các tuyến phụ thuộc.

Đến giai đoạn dậy thì, hormone này tăng cao, chịu trách nhiệm phát triển các đặc tính của nam giới như: Kích thích râu, lông phát triển, giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp rắn chắc và hình thành ham muốn tình dục, chỉ đạo quá trình cương dương, chi phối việc sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng trưởng thành.

Riêng đối với hệ cơ xương khớp, testosterone có vai trò làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô. Hormone này còn làm tăng mật độ xương và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy xương; gắn kết giữa thân xương và màng xương giúp phát triển đồng bộ độ lớn và độ dài của xương. Testosterone cũng giúp cho sự phát triển kết cấu của xương bằng cách tăng hấp thu canxi.

Có được dùng testosterone tăng cơ trong tập thể hình không? - Ảnh 2.

Testosterone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và ngoại hình nam giới.

Hơn nữa, testosterone còn ức chế hormone leptin - là hormone sản sinh tế bào mỡ, giúp giữ lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng của nam giới ở mức thấp. Từ đó cơ thể nam giới thon gọn, không có mỡ dư thừa.

Testosterone cũng làm tăng nồng độ hormone tăng trưởng trong cơ thể giúp cải thiện khối lượng cơ bắp của nam giới đặc biệt là khi nó được kết hợp với các hoạt động thể chất và tập luyện.

Chính vì thế testosterone hiện nay đang được nhiều người tập thể hình sử dụng như một liệu pháp giúp tăng cơ bắp và có được thể hình như mong muốn trong thời gian ngắn.

2. Có được dùng t estosterone tăng cơ trong tập thể hình không?

Theo ThS.BS. Vũ Thị Hiền Trinh, việc sử dụng testosterone trong hoạt động thể lực với mục đích tăng cơ là dựa trên đặc tính sinh học của testosterone là làm tăng khối lượng cơ. Tuy nhiên, testosterone không được chỉ định trong điều trị với mục đích tăng cơ.

Cho đến hiện nay, Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) chỉ chấp thuận điều trị testosterone trong các rối loạn liên quan đến suy giảm nồng độ testosterone như: Suy chức năng tinh hoàn, suy chức năng tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Các tình trạng này gọi chung là suy sinh dục. Khi sử dụng testosterone trong những trường hợp suy giảm testosterone do tuổi còn cần phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ và cần có sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa.

Quá trình sản xuất testosterone này chi phối bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - tinh hoàn. Khi vùng dưới đồi của não bộ tiết ra hormone hướng sinh dục GnRH, kích thích tuyến yên phóng thích luteinizing hormone (LH) vào máu.

Hormone này kích thích các tế bào leydig ở tinh hoàn thực hiện một chuỗi những phản ứng phức tạp để tổng hợp testosterone. Sau đó, testosterone được khuếch tán vào máu, đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não bộ, gan, thận, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, hệ cơ xương… để thực hiện vai trò của mình.

Như vậy, khi tiêm từ bên ngoài (ngoại sinh) vào sẽ hoàn toàn khác với testosterone nội sinh. Testosterone ngoại sinh có thể giúp tăng nhanh khối lượng cơ. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh này sẽ khiến hệ gân xương không thích ứng theo kịp, phát triển lệch lạc và rất dễ gây chấn thương.

3. Lạm dụng t estosterone ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

ThS.BS. Vũ Thị Hiền Trinh cho biết: Hoạt động sinh dục sinh sản của con người chịu điều hòa của một trục nội tiết (được gọi là trục: dưới đồi - yên - sinh dục). Mọi thay đổi bất kỳ hormone trên trục này đều ảnh hưởng đến chức năng sinh dục và sinh sản.

Khi nam giới sử dụng testosterone ngoại sinh làm tăng quá mức nồng độ testosterone trong cơ thể, do đó ức chế tuyến yên bài tiết một hormone hướng sinh dục là LH. LH có vai trò quan trọng tác động trên tế bào lyedic (ở tinh hoàn) để tổng hợp testosterone. Khi LH giảm thấp thì tinh hoàn không sản sinh testosterone nội sinh. Lâu dần làm suy giảm chức năng tinh hoàn và do đó chức năng sản sinh tinh trùng bị ảnh hưởng, gây vô sinh nam.

Có được dùng testosterone tăng cơ trong tập thể hình không? - Ảnh 4.

Muốn có body đẹp cần thực hiện việc luyện tập kết hợp chế độ ăn uống bài bản.

Đối với sức khỏe chung, sử dụng testosterone không đúng chỉ định, làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tim mạch như: Tăng huyết áp , đau thắt ngực, đột quỵ . Bên cạnh đó là một số rối loạn của da ( trứng cá , tăng tiết dầu), thần kinh tâm thần (rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc). Với lứa tuổi teen, sử dụng testosterone làm xương cốt hóa sớm, ảnh hưởng phát triển chiều cao; giảm khả năng tập trung, học tập.

Để có được thể hình như mong muốn, quá trình luyện tập để có được cơ bắp đẹp an toàn thì cần kiên trì luyện tập bài bản theo đúng hướng dẫn. Chế độ luyện tập kết hợp với chế độ ăn uống phải được cùng thực hiện nghiêm ngặt. Không nên vì mong muốn có một "body" như mơ trong thời gian ngắn mà lạm dụng các thuốc kích thích tăng cơ, sẽ gây nhiều bất lợi.

Nguyễn Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Top