Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì để phòng các bệnh hô hấp trong Tết Nguyên Đán 2024

Thứ bảy, 07:29 03/02/2024 | Bệnh thường gặp

Cận Tết, thời tiết thay đổi liên tục là điều kiện để các loại virus, vi khuẩn lây lan và phát triển. Song song đó, việc giao lưu và đi lại cũng là một trong những yếu tố làm cho bệnh hô hấp, trong đó có COVID-19 thuận lợi lây lan. Theo đó, ngành y tế khuyến cáo người dân người dân không chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Theo ngành y tế, trong 6 tuần gần đây, số ca mắc mới và nhập viện do COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng. Số bệnh nhân nhập viện và nặng chủ yếu ở nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên.

Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh nhận định, một khi số ca mắc trong cộng đồng tăng thì có thể dẫn đến số ca bệnh nặng sẽ tăng. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán, việc giao lưu và đi lại tiếp xúc giữa người với người nhiều hơn cũng sẽ gia tăng nguy cơ lây lan của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp khác, không chỉ riêng COVID-19.

Những đối tượng dễ bị trở nặng khi mắc các bệnh chủ yếu là người trên 50 tuổi đang có bệnh lý nền và các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, hẹn phế quản…; phụ nữ có thai; trẻ em dưới 5 tuổi; những người chưa tiêm vaccine…

Làm gì để phòng các bệnh hô hấp trong Tết Nguyên Đán 2024 - Ảnh 1.

Người cao tuổi và có bệnh nền là những đối tượng nguy cơ bệnh trở nặng khi mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.

TS. Nguyễn Vụ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca bệnh hô hấp tăng cao có thể do cúm hoặc các tác nhân khác, chứ không chỉ COVID-19. Phần lớn, ca nhập viện là trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 chưa đủ mũi, chưa đủ liều hoặc mắc thêm bệnh nền.

Để phòng bệnh COVID-19 và các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong dịp Tết Nguyên Đán, ngành y tế khuyến cáo người thuộc nhóm nguy cơ cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine, kể cả COVID-19 và những loại vaccine khác như phế cầu, viêm hô hấp…; bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi; cần ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh, ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người có triệu chứng mắc bệnh cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ, đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị.

“Hãy xem dịch COVID-19 như là một bệnh cúm. Theo đó, khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức cơ, viêm đường hô hấp… người dân nên đến khám tại các cơ sở y tế. Mang khẩu trang khi xuất hiện các triệu chứng để phòng ngừa lây lan cho những người xung quanh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Nếu thực hiện tất cả các biện pháp dự phòng thì dù có biến thể mới của COVID-19, chúng ta cũng giảm được tác động lây lan dịch bệnh, giảm gánh nặng cho các bệnh viện”, TS. Nguyễn Vũ Thượng khuyến cáo thêm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Top