Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm thế nào để giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số?

Thứ hai, 12:09 26/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bên cạnh vấn đề giáo dục, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số cũng rất được quan tâm. Trong đó, việc cải thiện tỉ lệ tử vong ở trẻ em là một trong những mục tiêu cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng dân số.


Thực trạng tử vong của trẻ em vùng DTTS

Những năm qua, tỉ lệ tử vong ở trẻ em là một trong những thách thức rất lớn với người dân tộc thiểu số (DTTS). Theo thống kê 2018, về tỉ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, có đến 75% dân tộc có tỉ suất cao hơn 27 phần nghìn (mục tiêu 2020) và chỉ có một dân tộc có tỉ suất dưới 22 phần nghìn (mục tiêu 2025).

Tình trạng tử vong trẻ em đặc biệt đáng báo động đối với các dân tộc: La Hủ, Lự, Mảng, Si La, Rơ Măm và Cờ Lao với tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi lên tới trên 40 phần nghìn và trẻ dưới 5 tuổi trên 60 phần nghìn (cao gấp 2,5 lần bình quân của các DTTS và gấp 3 lần mức bình quân chung của cả nước).

Làm thế nào để giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số? - Ảnh 2.

Bên cạnh vấn đề giáo dục, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số cũng rất được quan tâm. Ảnh TL

Theo số liệu của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) năm 2017, toàn huyện có tới 90 trẻ dưới 5 tuổi tử vong, nhiều nhất là các xã: Phì Nhừ (17 trường hợp), Pú Nhi (10 trường hợp). Đến năm 2018, toàn huyện chỉ giảm được 2 ca so với năm 2017. Các xã chiếm tỷ lệ cao vẫn là các xã có giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển, như: Phì Nhừ (14 ca), Háng Lìa (11 ca); Phình Giàng (10 ca)… Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, toàn huyện cũng đã ghi nhận có tới 48 trẻ dưới 5 tuổi tử vong.

Đâu là nguyên nhân?

Tỉ lệ trẻ tử vong dưới 1 tuổi thường liên quan nhiều đến các yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc cho bà mẹ khi mang thai và sinh nở. Đồng thời, các tập quán chăm sóc lạc hậu của DTTS với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ tử vong cao của trẻ em. 

Các tập quán phổ biến của người DTTS bao gồm: sinh con tại nhà, bên bìa rừng, bờ suối, không cần trợ giúp của chuyên viên y tế; cắt rốn trẻ sơ sinh bằng cật nứa, lưỡi liềm; tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lạnh...

Việc kết hôn sớm, sinh con khi người phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm, sinh lý có thể gây ra nhiều hệ lụy như đẻ non, thai nhi kém phát triển, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu,... Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên, người mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con cái, trẻ ít được quan tâm, nuôi nấng đúng cách, nguy cơ nhẹ cân, mắc các bệnh truyền nhiễm,... cũng cao hơn.

Làm thế nào để giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số? - Ảnh 3.

Cần tăng cường kiến thức chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh hoạ

Hơn nữa, đa phần các DTTS không có thói quen khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế mà chủ yếu lựa chọn các phương pháp mê tín dị đoan, chữa bệnh theo kinh nghiệm. Mặc dù thẻ bảo hiểm y tế được cấp phát miễn phí cho người DTTS nhưng số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế rất thấp.

Bên cạnh đó, hôn nhân cận huyết dẫn đến nhiều hệ lụy, làm suy yếu giống nòi, sinh con dị dạng, mang nhiều bệnh di truyền, nguy cơ tử vong cao. Hôn nhân cận huyết để lại nhiều hậu quả nặng nề, trẻ sinh ra từ các cặp hôn nhân cận huyết có nguy cơ rất cao mắc các dị tật bẩm sinh như dị dạng, tim mạch, Down, thiểu năng trí tuệ, bệnh tan máu bẩm sinh...

Mặt khác, đặc trưng phân bố dân cư với điều kiện sống khắc nghiệt, tập quán lạc hậu, hôn nhân cận huyết, bệnh viện ở xa nơi sinh sống, địa bàn khó khăn... cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong cao ở trẻ.

Giải pháp "tiên quyết" giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ vùng DTTS

Trước tiên, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, ưu tiên hạ tầng giao thông đi lại đến các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc bị chia cắt, cô lập. Cụ thể, hạ tầng giao thông tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, và Kon Tum đến các nhóm dân tộc bị chia cắt cần được ưu tiên trước. 

Khi điều kiện đi lại thuận tiện, người dân mới dễ dàng giao thương với các dân tộc khác, sẵn sàng đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, sinh con,... Vì thế, tình trạng hôn nhân cận huyết, tảo hôn, sinh con tại nhà, ... cũng giảm bớt đi. Xây dựng trường mầm non, khuyến khích trẻ đến trường, giảm thiểu tình trạng trẻ em DTTS lang thang, không có người giám sát, phòng tránh tai nạn, thương tích.

Cải thiện các điều kiện vệ sinh, nước sạch, ngăn ngừa bệnh dịch. Tuyên truyền, vận động về các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ngủ có màn,.. Tăng cường giáo dục giới tính trong nhà trường cho các em học sinh, tránh tình trạng kết hôn sớm, hôn nhân cận huyết của người DTTS.

Làm thế nào để giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số? - Ảnh 4.

Chị Chu Thị Vân (bên trái), cô đỡ thôn bản của phụ nữ và trẻ em xóm Cốc Phia, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng). Ảnh: Tuấn Dũng

Tăng cường, bổ sung lực lượng "cô đỡ thôn bản". Mô hình "cô đỡ thôn bản" được triển khai và nhân rộng trong thời gian qua cho thấy tính hiệu quả của sáng kiến y tế cộng đồng này. Cô đỡ thôn bản là cầu nối giữa y tế địa phương với người DTTS. Họ hiểu ngôn ngữ, văn hóa, tập tục tín ngưỡng dân tộc, đồng thời có chuyên môn y tế, giúp giảm thiểu tai biến sản khoa và tử vong trẻ sơ sinh.

Bên cạnh việc tăng cường đào tạo cán bộ y tế thôn bản đảm nhận chức năng cô đỡ, cần duy trì chế độ phụ cấp hợp lý để tăng cường lực lượng cô đỡ thôn bản, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt tại những vùng đặc biệt khó khăn, nơi tập quán đi khám thai và không đến đẻ tại các cơ sở y tế còn phổ biến. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác chuyển tuyến sơ sinh và trẻ em, hỗ trợ các thôn bản vùng đặc biệt khó khăn thành lập các nhóm chuyển tuyến dựa vào cộng đồng

Qua đó có thể nhận thấy, để giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em DTTS, cần các biện pháp đồng bộ, toàn diện bao gồm cả cải thiện sinh kế, thu nhập của hộ gia đình, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là đường sá giao thông, trung tâm y tế và trường học.

Diệp Chi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top