Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm tốt công tác dân số thì mới thoát nghèo

Thứ ba, 14:02 04/10/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đó là những gì mà anh Trần Vi Lượng - Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Sơn Điền (Di Linh, Lâm Đồng) chia sẻ với chúng tô.

Vận động là chính

Xã vùng Sơn Điền cách Trung tâm huyện gần 60 km đường rừng là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Toàn xã hiện có 526 hộ với 2.760 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc K'Ho sống rải rác dọc theo các sườn đồi, đời sống của bà con chủ yếu làm nương rẫy, những lúc nhàn rỗi đi làm thuê ở những nơi khác.
 

Chuyên đề Báo GĐ&XH đến với vùng sâu.

Do đường xá đi lại khó khăn, trèo đèo, lội suối, nhận thức của người dân còn hạn chế, trước đây việc học hành của các em nhỏ không những bị gián đoạn mà nhiều hộ gia đình còn bắt con bỏ học ở nhà làm rẫy, lấy măng, kiếm củi phụ giúp gia đình… Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, đặc biệt mọi việc liên quan đến cuộc sống hàng ngày họ đều tin vào Yàng “trời” như: con cái từ khi sinh ra đến lớn lên đều nhờ vào “trời”...

Thậm chí khi sinh đẻ họ cũng không lên trạm y tế, tự đỡ đẻ cho nhau, mặc dù cán bộ y tế thôn, CTV dân số đến vận động họ cũng không nghe, tư duy của họ ngại tiếp xúc với bác sỹ. Trong khi đó, 100% số hộ trong xã đều được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế thuộc diện nghèo trong khám và điều trị bệnh.  Chính vì vậy, những năm trước đây, việc sinh con thứ 5-6 là chuyện bình thường đối với họ, sinh con thứ 3 là rất ít, nên cái đói, cái nghèo cứ bám lấy họ mà không thoát ra được.

Để giúp đồng bào thay đổi cách nghĩ, cách làm, đăc biệt thay đổi hành vi về việc “sinh đẻ” có kế hoạch là một việc làm hết sức nan giải, đòi hỏi phải có thời gian và phương pháp.  Chị Ka Hóp - Cán bộ chuyên trách dân số xã - chia sẻ: “Mình cũng là người đồng bào nên mình hiểu tâm lý của họ là phải tuyên truyền, vận động từ từ, chứ nói không khéo và nói nhiều là họ không nghe đâu. Hơn nữa phải là người đồng bào nói với người đồng bào thì họ mới tin chứ người Kinh nói họ không tin”.

Từ đó, chị Ka Hóp mạnh dạn đề xuất với Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện lựa chọn, sắp xếp đội ngũ CTV dân số là người dân tộc thiểu số ưu tiên kiêm nhiệm y tế thôn bản, bởi họ là người hiểu được tâm lý, ngôn ngữ, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của từng hộ gia đình. Vì vậy mà dễ dàng tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chính sách dân số, nhất là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai.

“Người đồng bào mình thích nói ít thôi, làm CTV phải đi nhiều lắm, ở nhà không gặp thì lên rẫy. Bây giờ đỡ rồi, chứ trước đây nam giới không chịu kết hợp với vợ để thực hiện KHHGĐ. Ngoài ra, phải hiểu tâm lý của từng đối tượng để cung cấp các biện pháp tránh thai (BPTT) cho phù hợp, bởi bà con ở đây không thích vòng tránh thai”. Đó là tâm sự của anh K Nhật, một CTV dân số.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể cũng được ban dân số xã quan tâm chỉ đạo, nhất là các già làng, trưởng bản. Họ là những người có uy tín trong việc tuyên truyền con, cháu thực hiện chính sách dân số bằng cách: thông qua các buổi họp thôn, buôn kết hợp nói chuyện chuyên đề để phổ biến các nội dung liên quan về dân số; nêu các gương điển hình gia đình ít con, có cuộc sống khấm khá trong các thôn, buôn để đồng bào học tập, rút kinh nghiệm...

Khi bà con đã hiểu

Nhờ cách làm hay, sự nhiệt tình của đội ngũ CTV dân số trong việc nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của từng nhóm đối tượng, chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, các dụng cụ, phương tiện tránh, ngừa thai cung cấp cho đồng bào. Đến nay, nhiều chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
 
Cụ thể: Tỷ lệ áp dụng các BPTT đạt 67,4%. Từ đó, đã hạn chế được mức sinh, đặc biệt là sinh con thứ 3 trở lên năm 2009 là 22,7% giảm xuống còn 18,9% (tháng 9/2011). So với trước đây số cặp vợ chồng có 5-6 con giờ đã giảm xuống.
 

Khám và cấp thuốc điều trị phụ khoa cho phụ nữ đồng bào dân tộc tại xã Sơn Điền.

Anh Trần Vi Lượng chia sẻ: “Ngoài việc tuyên tuyên truyền vận động, chúng tôi còn đề xuất với UBND xã đưa ra quy chế nếu đẻ tại nhà thì khi đi làm khai sinh cho trẻ, xã không cấp giấy khai sinh. Mục đích là để người dân hiểu được ý nghĩa và lợi ích khi đến sinh tại Trạm y tế. Trước đây, khi sinh đẻ, khoảng 80% chị em phụ nữ đều sinh tại nhà, nhưng vài năm trở lại đây số lượng sinh tại nhà chỉ con 1 đến 2 trường hợp. Đây là một kết quả rất đáng mừng”.

Không những thế, nhiều phong tục tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ. So với trước đây, các phong tục như: mổ trâu, mổ bò để ăn mừng đám tang; đẻ nhiều để có người làm nương rẫy… đã giảm dần. Đặc biệt, nhận thức của người dân đã được nâng lên, nhiều hộ gia đình nhờ KHHGĐ sinh ít con đã giàu lên, có điều kiện cho con đến trường học cái chữ, việc phá rừng làm nương rẫy cũng được hạn chế. Những kết quả trên đã từng bước góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua đối với công tác dân số - KHHGĐ của xã là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗi lo vì hiện nay người dân vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, khi mà 100% hộ gia đình trong xã đều phải cấp thẻ bảo hiểm miễn phí, không biết đến bao giờ mới hết tình trạng cấp thẻ miễn phí.
 
Mặt khác, giờ đây công tác dân số - KHHGĐ không chỉ là “đẻ” ít, “đẻ” nhiều mà là nâng cao chất lượng dân số nhưng ở Sơn Điền vẫn còn phải tập trung mục tiêu giảm sinh. Hy vọng rằng trong thời gian tới Sơn Điền sẽ phát huy hết khả năng để đưa công tác dân số - KHHGĐ tiến lên một bước xa.
Bài, ảnh: Công Nam
(Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top