Làng tìm "vàng" trong thân cây, đổi đời nhờ tỉ mẩn đục đẽo
Làng Trung Phước (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) từ lâu được biết đến là làng trầm mỹ nghệ nức tiếng cả nước. Cả làng khấm khá nhờ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài…
Từ giấc mộng tan vỡ
Khoảng hơn 40 năm trước, cơn sốt tìm trầm ở khắp các cánh rừng già bạt ngàn trên dãy Trường Sơn từ Khánh Hòa đến Quảng Trị, Quảng Bình… đã kéo hàng trăm thanh niên trai tráng các làng quê nghèo miền trung du Quảng Nam lên rừng, lao theo giấc mơ đổi đời với trầm kỳ.
Theo các cụ cao niên ở huyện Nông Sơn, thuở ấy, khắp miền Trung Phước ở địa phương này hay Đại Quang, Đại Phong (huyện Đại Lộc) sục sôi với cơn sốt tìm trầm. Khi đó rừng xanh chưa có dấu chân người. Những người đi tìm trầm (gọi là dân điệu trầm) được rừng xanh khoản đãi, nhiều người bỗng chốc đổi đời. Sự giàu có nhanh chóng trở thành nỗi ám ảnh, khát khao cho người khác.
Nhưng ít ai biết đằng sau hành trình "ngậm ngải tìm trầm" là những "luật ngầm" nghiêm ngặt, là sự đánh đổi khắc nghiệt đầy máu, nước mắt. Mỗi chuyến "điệu" trầm thường kéo dài vài ba tháng. Chốn rừng thiêng nước độc, cảnh tìm trầm đầy khắc nghiệt, hên xui như mò kim đáy bể mà người trúng kỳ nam, đổi đời chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhiều thợ săn trầm trở về với căn bệnh sốt rét kinh niên, thậm chí không hiếm người đã bỏ xác chốn rừng sâu.
Khi cơn "sốt" trầm kỳ dần lắng xuống, sức tàn lực kiệt, những người đàn ông tàn tạ trở về làng xóm, giấu giấc mơ đổi đời trong chiếc ba lô cũ mèm nơi xó nhà, cúi mặt với nợ nần chồng chất.
Cực khổ là thế nhưng họ vẫn đeo đuổi, gắn kết với trầm hương như một đam mê, ngay cả khi cây dó bầu (nguồn nguyên liệu để nuôi cấy trầm - PV) tưởng đã vĩnh viễn không còn.
Năm 1985, ông Nguyễn Trường Bộ (làng Trung Phước) đã sáng chế trầm cảnh mỹ nghệ đầu tiên của làng từ cây dó bầu cổ thụ. Khối trầm cảnh khi đó được bán với giá 20 triệu đồng, tạo nên một tin sốc trong giới tìm trầm thời đó. Rồi lần lượt nhiều người tìm đến ông học nghề chế tác trầm cảnh, về mở cơ sở sản xuất.
Giàu thật nhờ trầm cảnh
Thời thịnh vượng nhất của làng trầm mỹ nghệ Trung Phước là từ năm 2011 đến 2013, làng khi đó có hơn 40 cơ sở sản xuất trầm cảnh, hàng mỹ nghệ bằng trầm, thu hút hơn 300 lao động. Đời sống người dân khá lên và làng cũng đổi thay.
Một số cơ sở, doanh nghiệp lớn, doanh thu bán hàng lên đến vài chục tỷ, lợi nhuận vài tỷ đồng mỗi năm là chuyện bình thường. Từ những ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, nhà lầu kiên cố mọc lên khắp làng, nhìn như một phố thị.
Hiện nay, làng trầm cảnh chỉ còn một số ít cơ sở duy trì sản xuất do nhiều lý do chủ quan và khách quan. Nhiều người đã chuyển đổi nghề sang trồng trọt, chăn nuôi. Làng trầm hiện còn khoảng gần 10 hộ theo nghề, giữ gìn nghề truyền thống độc đáo này.
Ông Trịnh Thanh Hiểu (61 tuổi, có 32 năm làm nghề chế tác trầm mỹ nghệ), là một trong số ít chủ cơ sở còn giữ nghề trầm cảnh. Theo ông Hiểu, tạo ra một sản phẩm từ cây dó bầu không hề đơn giản. Ngoài thời gian sinh trưởng của cây khá dài, việc tạo trầm cho cây dó sau đó cũng như công đoạn tạo hình tiếp tục tốn thời gian và công sức. Người thợ phải dành biết bao tỉ mỉ, kỳ công mới có được một sản phẩm như ý.
"Nghề này có thu nhập cao hơn điêu khắc gỗ bình thường song đòi hỏi tay nghề cao, người làm nghề phải có sự đam mê, lòng kiên trì lớn. Công việc này tôi làm không chỉ để mưu sinh mà còn là niềm đam mê tạo nên sản phẩm độc đáo từ chính bàn tay mình", ông Hiểu chia sẻ.
Trồng dó bầu ở đất Trung Phước đã khó, tạo trầm từ dó càng khó gấp bội. Phần lớn cây dó trắng nơi đây đều không có tinh dầu, hoặc có thì rất ít, vừa khó để tạo hình khối, màu sắc cũng như hương thơm vì tinh dầu tự nhiên của loại dó này quá ít.
Qua một thời gian dài nghiên cứu, người dân đã tìm ra được cách thức nấu dầu nhân tạo. Cũng dùng tinh dầu thật, gỗ dó trắng được bỏ vào thùng nấu thủ công, chủ yếu nấu bằng cồn 90 độ. Quá trình nấu để tạo ra tinh dầu thơm cực kỳ công phu, thường mất 7 ngày đêm mới ra thành phẩm.
Để có được tác phẩm trầm cảnh đẹp, yếu tố đầu tiên là cần gốc cây dó to, có dáng đẹp tự nhiên, nhiều mắt và nhánh, còn nguyên bộ rễ. Tuổi thọ mỗi gốc trầm cảnh phải trên dưới 40 năm.
Công việc của người thợ làm trầm cảnh là phải kỳ công tỉa từng chút một trên cây dó để lộ dần từng đường dẫn dầu nằm trong thân cây như những "mạch máu" li ti…
Hàng mỹ nghệ trầm cảnh Trung Phước có đặc trưng riêng, không nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào. Bên cạnh việc tạo các sản phẩm mỹ nghệ, các nghệ nhân nơi đây còn làm hương thơm, giác xông, hạt cườm trang sức… để xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Hồi giáo.
Qua 2 năm đại dịch Covid-19, việc buôn bán, xuất khẩu trầm sang nước ngoài của các cơ sở ở đây gặp khá nhiều khó khăn, các cơ sở duy trì nghề và việc làm cho lao động bằng cách chế tác các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước.
Anh Trịnh Thanh Ý (làng Trung Phước) cho biết: "Dù thị trường trong nước khá hạn chế, nhưng các cơ sở cũng cố gắng duy trì nghề, việc làm cho nhân công. Khi tình hình thông thương được rộng mở, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, thì làng nghề trầm cảnh mới nhộn nhịp lại".
Bỏ học từ năm lớp 4, người mẹ bán chè rong nuôi 3 con thành Tiến sĩ ở nước ngoài
Theo Dân Trí
Mãn nhãn tượng 12 con giáp mạ vàng 24k dành riêng cho nhà giàu chơi Tết
Xu hướng - 58 phút trướcHàng năm cứ đến Tết, quà tặng liên quan đến linh vật các con giáp lại được khách lùng mua, với tín ngưỡng rước tài lộc vào nhà nhân dịp năm mới.
Đếm cành thu tiền, thợ cắm hoa lan hồ điệp bỏ túi 3 triệu đồng/ngày
Xu hướng - 6 giờ trướcThợ cắm hoa lan hồ điệp được trả công 15.000 đồng/cành. Trong mùa cao điểm Tết, làm việc hết công suất, mỗi thợ cắm hoa lan sẽ bỏ túi khoảng 60 triệu mỗi tháng, cá biệt có thợ đút túi 3 triệu đồng/ngày.
Bán 4 cây mai vàng, người nông dân ở Quảng Ninh đủ tiền xây nhà đẹp
Xu hướng - 3 ngày trướcCăn nhà mới xây khang trang của ông Phương nằm giữa khu vườn rộng nghìn mét vuông, là thành quả sau nhiều năm trồng và bán hoa mai vàng Yên Tử - loài hoa đặc trưng của Quảng Ninh.
Đón Tết Ất Tỵ, khách săn mua bình rượu hình rắn giá tiền triệu
Xu hướng - 4 ngày trướcNhững chai rượu hình rắn được chế tác từ thủy tinh và gốm có giá dao động 1,9 - 3,9 triệu đồng được nhiều người lựa chọn làm quà tặng dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Mãn nhãn ngắn bưởi 'phi thuyền' giá trăm triệu đồng chơi Tết Ất Tỵ
Xu hướng - 4 ngày trướcĐể hút khách, nhiều nhà vườn ở Hưng Yên đã chế tác các hình dáng chậu độc lạ cho những cây bưởi lâu năm rồi chào bán với giá vài trăm triệu đồng.
Sinh vật ngoại lai Trung Quốc tràn sang chợ Việt, hải sản ‘quý tộc’ giá siêu rẻ
Xu hướng - 6 ngày trướcKhác với thị trường Tết Ất Tỵ khi các mặt hàng độc lạ và đắt đỏ được săn đón, năm 2024, người tiêu dùng thoả sức săn mua nhiều loại hải sản “quý tộc” siêu rẻ, sinh vật ngoại lai Trung Quốc vì bán tràn ngập chợ Việt.
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Xu hướng - 6 ngày trướcTết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu trang trí nhà cửa và tìm kiếm quà tặng của người dân ngày càng tăng cao. Điều này làm cho thị trường hoa lụa nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Với ưu điểm giữ màu lâu, chất lượng hoa ngày càng tinh xảo, hoa lụa hiện đang được nhiều người ưa chuộng.
Nhiều chợ đầu mối vắng hoe, 2 giờ chiều tiểu thương đã đóng cửa
Xu hướng - 1 tuần trướcCục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho hay qua kiểm tra thị trường thấy nhiều chợ đầu mối vắng hoe
Sang năm 2025, tôi thành thật khuyên từ bỏ ngay thói quen này để không rơi vào hoàn cảnh chật vật như 2024
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Nếu là một người đi làm bình thường, còn giữ 5 thói quen này, bạn sẽ khó có thể đạt được ngân sách đã đề ra. Thế nên bằng cách đơn giản là loại bỏ chúng, bất chấp thu nhập cao hay thấp, bạn sẽ tiết kiệm hiệu quả hơn.
Túi mù – trào lưu phổ biến trong giới trẻ và những hệ lụy tiềm ẩn
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Thời gian gần đây, xu hướng “túi mù” đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khích khi mở "túi mù" là những vấn đề môi trường cần được quan tâm.
Thu nhập sụt giảm, nhiều người thay đổi thói quen tiêu dùng
Xu hướngGĐXH - Thắt chặt chi tiêu, chỉ mua sắm những mặt hàng thực sự cần thiết, không dự trữ nhiều, chỉ tập trung vào 3 ngày Tết là tâm lý tiêu dùng chính của nhiều người hiện nay.