Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lênh đênh đời ngư phủ (1): Chìm nổi theo ngọn sóng

Thứ hai, 13:00 22/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - “Sinh nghề, tử nghiệp”, có lẽ câu nói đó đúng nhất đối với nghề đi biển. Người ta thường thấy nụ cười tươi rói sau mỗi chuyến trở về chở đầy tôm cá nhưng mấy ai biết những giọt nước mắt mặn mòi vị muối rơi rớt giữa đại dương mênh mông.

Lênh đênh đời ngư phủ (1): Chìm nổi theo ngọn sóng 1

Ngư dân chuẩn bị ra khơi.

Không chỉ lo miếng cơm tấm áo thường nhật, lo mưa bão, tàu lạ… và hàng trăm âu lo không tên khác, đời ngư phủ cực nhọc nhiều khi còn là sự đánh đu với cả… mạng sống của mình!

Treo mình trước bão

Dù yêu nghề đi biển nhưng khi đề cập đến việc trở lại đại dương, ông Nguyễn Văn Hoan, ngư dân ở xã Hải Châu, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nói: “Muốn ra khơi xa nhưng tiền đâu mà đóng tàu lớn. Một con tàu đóng mới để đánh bắt xa bờ, bây giờ ít nhất cũng mất cả tỷ đồng. Mà đánh gần bờ thế này thì lại không có ăn. Nếu có quay lại với biển, cũng chỉ làm thuê cho người ta thôi”.

Dọc các cửa biển Thanh Hóa, đến đâu cũng bắt gặp những ngôi đền, miếu được ngư dân dựng nên quanh năm hương khói chu đáo. Bao đời nay, người đi biển chỉ mang một nguyện ước: “Cầu trời cho sóng yên, biển lặng”.

Anh Phan Hữu Tình, ngư dân ở cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia tâm sự: “Quê mình còn nghèo lắm. Thanh niên lớn lên số ít đi làm cơ quan nhà nước, một số khác rủ nhau vào Nam làm thuê, còn lại đa số ở lại quê gắn bó với nghề đi biển. Nghề đi biển, mấy ai giàu có?”. Thuở đôi mươi, anh Tình vào Phước Tĩnh, Bà Rịa Vũng Tàu làm thuê cho các chủ ghe. Lênh đênh cả tháng trời ngoài biển chỉ được vài triệu đồng tiền công, nên trở về quê góp nhặt tiền, chung vốn đóng thuyền đánh bắt dài ngày. Đến bây giờ, 40 tuổi đời thì đã có hơn 20 năm tuổi nghề, phó thác số phận cho biển khơi, khi bên kia sườn dốc của cuộc đời, gia tài của anh chỉ là một ngôi nhà 3 gian cấp 4 tuềnh toàng.

Nghề đi biển, nguy hiểm luôn luôn rình rập. Ra khơi, những cơn bão bất ngờ luôn là nỗi ám ảnh thường trực của ngư dân. “Đã bao lần, bão ập đến cướp đi sinh mạng của ngư dân, hư hỏng tàu bè liên tục đó thôi. Thời tiết mà, chẳng ai biết trước được. Trên đất liền, bão đến còn chạy trốn được, trên biển chỉ còn nước phó thác số phận cho ông trời”, anh Tình nói.

Ở lạch biển Lạch Bạng, Thành và Thính là lớp ngư phủ trẻ hơn anh Tình, khi ngồi kể lại chuyện gặp bão trên biển mà họ vẫn chưa hết sợ. “Khi nhận được tin bão, thuyền trưởng gấp gáp cho tàu quay về bờ. Thế nhưng chưa kịp vào đến bờ thì máy do chạy quá tốc lực mà hỏng. Ông Năm (thuyền trưởng) gọi cứu hộ, đến khi thuyền bị sóng quần thảo gần chìm thì cứu hộ mới tiếp cận được. Khi biết không thể cứu nổi thuyền, tất cả chúng tôi vội vàng thả thúng, bỏ tàu. Leo được lên tàu cứu hộ mới biết mình còn sống”, Thành lắc đầu ngán ngẩm. Mới 18 tuổi, nhưng Thành đã có 3 năm kinh nghiệm đi biển. Sau chuyến đi bão táp đó, bao nhiêu vốn liếng gia đình đổ dồn vào cho Thành đóng tàu thuyền xa khơi bị biển nhấn chìm. Cũng sau vụ tai nạn đó, Thành đã từng hứa với mình sẽ không trở lại biển nữa. Nhưng rồi, vì cuộc sống quá khó khăn anh vẫn quay về với biển. Mưu sinh trên biển vẫn là cái nghiệp, dẫu nhọc nhằn.

Khuynh gia bại sản

Chỉ cách quốc lộ 1A vài kilomet, bờ biển Tĩnh Gia trải dài theo những bãi cát, những hàng phi lao chạy dài tưởng như bất tận. Vùng quê nghèo này còn hoang sơ lắm. Không biết từ bao giờ, gió cát, đói nghèo cứ dai dẳng bám lấy con người nơi đây như một định mệnh.

Hải Ninh, Hải Châu hay các xã vùng ven khác của Tĩnh Gia, ngư dân nghèo không có điều kiện đóng thuyền lớn. Với họ, phương tiện đi biển là những chiếc bè mảng được kết lại từ những cây luồng, kết với những miếng xốp hỗ trợ bên dưới, nhà nào khấm khá hơn thì có thêm chiếc máy gắn vào mảng. Do công cụ khai thác thô sơ nên người dân nơi đây chủ yếu đánh bắt gần bờ, cuộc sống của họ vì thế vẫn lần hồi bữa sáng lo bữa chiều. Hành trình mưu sinh mới vất vả làm sao, nửa đêm về sáng họ bắt đầu ra khơi, 8 giờ sáng hôm sau là thời điểm cập bờ. Thành quả lao động của cả đêm trường thức trắng trên biển chẳng được là bao.

“Gần đây gần bờ rất ít tôm cá, biển cũng bất thường. Chuyện ngư dân làm không đủ ăn trở nên quá bình thường. Chuyến này đi thất thu thì chờ chuyến sau. Nhưng biển nhiều lúc có cho chúng tôi đi chuyến sau đâu. Góp nhặt tiền cả mấy năm trời, sắm chiếc bè mảng gắn máy. Chưa trả hết nợ, biển đã nhấn chìm xuống đáy. Tình cảnh đó không chỉ riêng nhà mình mà ở cái lạch biển này, hàng chục, thậm chí hàng trăm trường hợp. Nhưng vẫn phải sống bám biển thôi”, anh Phan Văn Thuyến, một ngư dân ở xã Hải Châu tâm sự.

Quả đúng như những gì Thuyến nói, có những gia đình vay nợ lãi để sắm thuyền bè ra khơi để đổi đời. Nhưng mấy ai đạt được mong muốn. Trò chuyện với chúng tôi, ánh mắt ông Nguyễn Văn Hoan, một cư dân xã Hải Châu buồn rười rượi: “Đời ông, đời bố vốn nghèo, đến đời mình muốn thay đổi phận, chung tiền mua thuyền. Cả 5 gia đình góp lại sắm chiếc thuyền gần 1 tỷ đồng. Hành nghề chưa đủ tiền vốn đã bị sóng biển làm hư hỏng nặng sau một cơn tố lốc bất thường. Nợ chồng nợ. Đành mò mẫm ven bờ. Sắp tới mùa mưa bão, lại không làm ăn gì được rồi”. Bao nhiêu gian nan vất vả nổi chìm với biển gần trọn cả cuộc đời, phút chốc trở thành tay trắng.

Sơ sảy là mất mạng

Đối với những thuyền lớn, mỗi chuyến đi biển có thể kéo dài hàng tháng trời. Hàng chục con người sinh hoạt tạm bợ trên một không gian chật chội. Thính kể, đêm xuống, tất cả thuyền viên đều rời thuyền xuống mủng đi câu mực. Không gian tối mịt, sâu hút, một mình một mủng nhỏ nhoi giữa đại dương mênh mông khiến cho anh nhiều lúc cảm thấy sợ hãi và cô đơn. Lúc đó, có con sóng lớn nuốt trọn cái mủng của anh xuống đáy biển cũng chẳng ai biết.

Thính bật mí: “Lúc bận thì không hết việc, nhưng cũng có những lúc rỗi rãi, buồn lắm anh em thường mang rượu ra uống. Uống cho dễ ngủ, cho tạm quên đi những lo lắng thường nhật”. Không chỉ đối mặt với sự đỏng đảnh của thời tiết, nhiều ngư dân cũng dở khóc dở cười với những chuyện không lường trước. Như thủng thùng đựng nước ngọt, cả đoàn khát cháy cổ. Phải liên lạc với những thuyền khác để xin nước cầm hơi vào bờ.

Ở cửa Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), nơi chỉ cách xóm biển nghèo Tĩnh Gia vài chục kilomet, trường hợp một thuyền viên bị đau ruột thừa giữa biển cách đây 3 năm chắc hẳn chưa ai quên. Khi nạn nhân bị đau bụng, thuyền rú ga tức tốc vào bờ nhưng nạn nhân đã mất trước khi trở về với đất mẹ 2 ngày. Những ngư dân đi chung thuyền chỉ còn biết nhìn đồng nghiệp đau đớn đến lúc chết mà không giúp được gì.

Thính cho biết, nếu thuận buồn xuôi gió, mỗi chuyến đi biển dài ngày thu về vài chục triệu, thậm chí lên tới hàng trăm triệu đồng. Lợi nhuận được tính theo công việc của từng người. “Nghe qua, tưởng nghề béo bở. Thực chất cực lắm. Với lại mấy khi được thuận lợi thế đâu, trừ xăng dầu, ăn uống và các chi phí linh tinh khác, cũng chẳng còn bao nhiêu. Chuyến nọ bù chuyến kia, nhẩm ra không được mấy anh ạ”, Thính tâm sự.

 (Còn tiếp)

Quang Thành

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Hà Nam: 2 nữ sinh không may bị trượt chân ngã xuống hồ đuối nước thương tâm

Thời sự - 6 phút trước

GĐXH - Một nhóm học sinh ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam rủ nhau ra hồ nước sau chân núi Mâm Xôi chơi. Không may, 2 em bị trượt chân dẫn đến đuối nước thương tâm.

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Video: Thót tim cảnh người phụ nữ đi xe máy bất ngờ trượt ngã đúng lúc xe tải đi tới

Đời sống - 16 phút trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang tăng tốc vượt qua xe đạp phía trước thì bất ngờ trượt ngã ra đường, đúng lúc một xe tải từ hướng ngược lại tiến tới.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 18 phút trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Học phí đắt đỏ, phụ huynh ‘đau đầu’ lựa chọn trường cho con

Xã hội - 21 phút trước

GĐXH - Việc chọn trường công hay tư cho con khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Để tìm được một môi trường giáo dục tốt, phù hợp với các em học sinh và điều kiện của từng gia đình là điều không đơn giản.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 21 phút trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

Giáo dục - 53 phút trước

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 1 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Top