Lo con dễ mắc COVID-19 khi tới trường, bác sĩ chỉ rõ đây mới là điều bố mẹ cần quan tâm nhất!
GiadinhNet - "Nếu chúng ta nói vì trẻ con, thì hãy cho con chích ngừa... Nếu trẻ không may trở thành F0 cũng cần bình tĩnh, vì đa phần trẻ mắc Covid-19 đều nhẹ...", BS Trương Hữu Khanh cho biết.

Hào hứng trong ngày học sinh lớp 1-6 ở Hà Nội đi học trực tiếp trở lại (6/4), nhiều bà mẹ tỏ rõ sự vui mừng, tuy nhiên làm thế nào tránh nhiễm COVID-19 cho con khi ở trường là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Hôm nay (6/4), các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chính thức đón học sinh trở lại sau gần 1 năm học trực tuyến tại nhà. Ảnh; Chí Cường
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc cho học sinh đi học trở lại thời điểm này là rất cần thiết, bởi các em đã nghỉ quá dài. Nếu không cho các em trở lại trường thì không chỉ khiếm khuyết về kiến thức mà còn bị các bệnh về tâm lý như trầm cảm...
"Đặc biệt, với các cháu học sinh đầu cấp 1 đang cần học nói và học viết mà không được đến trường tương tác với thầy cô, bạn bè thì sẽ ảnh hưởng rất lớn, nhất là về thể chất và tinh thần.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các trường học, giáo viên, phụ huynh và học sinh phải thực hiện nghiêm quy trình phòng chống, hạn chế lây nhiễm Covid-19 trong trường học do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn.
"Sau khi trở lại trường, không nên cho các lớp giao tiếp với nhau, lớp nào ở yên lớp đó. Trong trường hợp lớp học có F0, nhà trường chỉ nên cho học sinh trong lớp đó tạm nghỉ học để chờ kết quả xét nghiệm, chứ không nên đóng cửa trường học như trước", PGS.TS Trần Đắc Phu đề xuất.
Về việc điều trị cho học sinh F0, ông Phu cho rằng nếu các em có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nên được điều trị tại nhà, chỉ cho các trường hợp có triệu chứng nặng vào các cơ sở thu dung điều trị Covid-19 nhằm giảm áp lực cho hệ thống y tế.

Ảnh; Chí Cường
Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM, nguyên trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trẻ cần phải đến trường. Nếu chậm trễ việc đến trường sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ cần có môi trường học, giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy, việc trẻ quay trở lại trường học là điều cần thiết và quan trọng.
"Nếu chúng ta nói vì trẻ con, thì hãy cho con chích ngừa. Nếu chúng ta nói vì trẻ con đi học có thể mang nguồn lây cho người lớn, thì người lớn hãy lo chích ngừa, kể cả người lớn tuổi và bệnh nền, không còn cách nào khác" – BS Khanh cho biết.
Nếu trẻ không may trở thành F0 cũng cần bình tĩnh, vì đa phần trẻ mắc Covid-19 còn nhẹ hơn sốt xuất huyết, sốt siêu vi, tay chân miệng… nhẹ hơn rất nhiều bệnh lý thông thường khác ở trẻ.
Nếu trong gia đình có người bị F0 thì phụ huynh cần báo ngay cho nhà trường. Khi trẻ có biểu hiện nóng, ho, sổ mũi… cũng nên cho trẻ ở nhà theo dõi và đi khám bệnh. Nhưng nếu trong nhà cùng lúc có từ 2 người trở lên có triệu chứng tương tự như nhau thì khả năng mắc Covid-19 cao, lúc đó mới cần xét nghiệm, không cần xét nghiệm đại trà.
Học sinh ở trường cần làm gì để phòng chống COVID-19?


5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.

Người đàn ông 53 tuổi nhập viện vì suy thận sau đột quỵ thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông suy thận cho biết thường phải thức đêm làm việc lệch múi giờ nên ăn uống thất thường. Ông cũng thường tham gia các buổi tiệc thâu đêm, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá...

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Ít ai ngờ rằng loại rau diếp thơm dân dã này lại sở hữu hàm lượng canxi cao, cùng nhiều dưỡng chất quý giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...