Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Có một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.
Loại cây dại khi nhắc đến tên ai cũng biết ở đây là cây xuyến chi hay còn gọi là đơn buốt, là một loài thực vật hết sức quen thuộc, có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi từ khu đất hoang, đồng cỏ, ven đường hay trong vườn nhà. Xuyến chi là một loại thực vật thân thảo họ cúc, tên khoa học là Bidens pilosa. Loại cây này tuy là cây dại nhưng có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Chia sẻ về những lợi ích của cây xuyến chi, bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết, xuyến chi là cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh, được nhiều người dùng như một loại rau cho bữa ăn hằng ngày và là dược liệu trong y học cổ truyền để chữa bệnh vì các đặc tính dược lý có lợi cho sức khỏe .
Thành phần hóa học chính của cây xuyến chi gồm: porphyrin, polyynes, terpenoid, flavonoid,... Đặc biệt, thành phần flavonoid có khả năng chống viêm, ngừa ung thư, chống oxy hóa.
Các hợp chất trong cây xuyến chi như polyacetylene và flavonoid, có tác dụng giảm lượng đường trong máu.
Tốt cho huyết áp: Theo nghiên cứu, các hợp chất có trong xuyến chi, đặc biệt là flavonoid và polyphenol được cho là có khả năng làm giãn nở mạch máu và cải thiện tuần hoàn, giúp giảm áp lực lên thành mạch và kiểm soát huyết áp.
Rất tốt cho hệ tiêu hóa: Cây xuyến chi có thể giúp hỗ trợ điều hòa chức năng tiêu hóa, chống táo bón và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, đường ruột. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy chiết xuất từ xuyến chi có thể cải thiện đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày do tác động của các gốc tự do và các phản ứng viêm.
Có thể chống viêm nhiễm: Loại cây dại này có khả năng hỗ trợ ức chế các quá trình viêm và giảm sưng, giúp giảm viêm trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là viêm khớp và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Tốt cho tim mạch: Thành phần của cây xuyến chi giàu chất chống oxy hóa, chất xơ nên có thể hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, đột quỵ

Cây xuyến chi được ví như "cỏ thần" vì những tác dụng thần kỳ của nó. Loài cây này được nhiều quốc gia trên thế giới như ở Châu Phi, khu vực Đông Dương, Úc, Mexico... săn lùng để làm các bài thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Thông tin trên Tuổi Trẻ, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ xuyến chi có thể làm giảm mức cytokine gây viêm, qua đó giúp kiểm soát các phản ứng viêm trong cơ thể. Nghiên cứu tại Brazil đã xác nhận khả năng chống viêm mạnh mẽ của cây này thông qua cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase và lipooxygenase.
Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện tại Nigeria cho thấy chiết xuất của xuyến chi có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, E. coli và kháng nấm đối với các chủng nấm Candida.

Xuyến chi không chỉ được dùng làm món ăn mà có thể trở thành vị thuốc. Ảnh minh họa.
Trao đổi với Vietnamnet, TS.BS Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cho biết, cây xuyến chi rất quen thuộc nhưng sử dụng nó làm món rau ăn thì không phải ai cũng biết. Từ 50 năm trước, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồng cây xuyến chi ở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn.
Trong Đông y, xuyến chi được coi là bài thuốc, có vị đắng và tính bình (mát), hơi cay nhẹ, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, trị côn trùng cắn, trị viêm sưng họng, tiêu chảy. Toàn bộ cây xuyến chi đều có thể dùng từ rễ, thân, hoa.
- Dùng chữa mẩn ngứa: 100 - 200g xuyến chi, 4 - 5 lít nước đem nấu để lấy nước tắm còn phần bã thì xát lên vùng da bị ngứa. Làm như vậy cho đến khi tình trạng ngứa khỏi hẳn.
- Chữa viêm họng cấp: 30 - 60g xuyến chi tươi giã nát vắt lấy nước, chia thành 3 lần uống. Nếu cảm thấy khó uống cho thêm 1 thìa cà phê mật ong.
Với các thành phần hóa học quý, cây xuyến chi mọc hoang hay còn gọi là cúc chi, cúc dại không chỉ được nhiều người dùng như một loại rau ăn hằng ngày mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Vinh khi ăn loại cây này cũng cần phải lưu ý một số điểm quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Bởi một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với các loại thực vật họ cúc (Asteraceae), bao gồm xuyến chi. Biểu hiện có thể là nổi mề đay, ngứa ngáy, hoặc khó thở. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến bác sĩ.
Hoặc có thể gặp rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn khi sử dụng xuyến chi, đặc biệt là khi sử dụng ở liều cao hoặc sử dụng kéo dài.
Trúc Chi (t/h)

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê trong lúc uống rượu nhà bạn, nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện đến Trạm Y tế để được hỗ trợ.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.

Người đàn ông 53 tuổi nhập viện vì suy thận sau đột quỵ thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông suy thận cho biết thường phải thức đêm làm việc lệch múi giờ nên ăn uống thất thường. Ông cũng thường tham gia các buổi tiệc thâu đêm, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá...

Loại rau dân dã chứa đầy canxi tự nhiên, người Việt nên ăn để xương chắc khỏe, kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Ít ai ngờ rằng loại rau diếp thơm dân dã này lại sở hữu hàm lượng canxi cao, cùng nhiều dưỡng chất quý giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng.

Phân biệt đột quỵ và đột tử - chỉ một hành động nhỏ bí kíp cứu người trong tay
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Chỉ một hành động rất nhỏ "đặt tay dưới gốc hàm, kiểm tra mạch cổ" để nhận biết, phân biệt “đột quỵ” hay “đột tử” - chìa khóa, cơ hội cứu sống người gặp nạn giai đoạn nguy cấp.

5 tác dụng phụ bất ngờ khi uống nước hạt chia sai thời điểm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcHạt chia là một ‘siêu thực phẩm’ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước hạt chia vào buổi tối muộn có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...