Lớp học nào cũng có một "cây hài", và đó chính là đứa trẻ có trí tuệ phi thường
Những phẩm chất hài hước của trẻ có thể đóng góp rất lớn vào thành công của chúng sau này.
Chúng ta thường nói rằng mỗi lớp học đều là một xã hội thu nhỏ. Bạn có thể tìm thấy trong số bạn bè của mình những nhà lãnh đạo tương lai, những nhà quản lý và tổ chức sự kiện tuyệt vời, những người mà chúng ta hay gọi là Nerd hay "giáo sư" có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào hay vượt qua mọi bài kiểm tra với điểm số chót vót.
Nhưng đâu đó nằm giữa tất cả, luôn có một đứa trẻ dễ bị bỏ qua, hoặc thậm chí bị đánh giá thấp. Đó chính là những "chúa hề" trong lớp học, một cây hài hay người luôn biết cách làm cho mọi người cười.
Những đứa trẻ thích chọc cười người khác hay bị đánh giá là chưa trưởng thành hoặc thích gây sự chú ý trong lớp vì bản thân chúng không học giỏi hay có gì quá nổi bật. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Humor số mới nhất cho thấy chính những kẻ hay pha trò vừa được yêu vừa bị ghét này mới thực sự là những Nerd đang ẩn náu.
Giáo sư Ugur Sak, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Anadolu, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Các bậc phụ huynh và giáo viên nên biết rằng nếu con cái hoặc học sinh của họ thường xuyên gây cười một cách chất lượng, thì khả năng cao đó là những đứa trẻ có trí tuệ phi thường".
Nhà khoa học đại tài Albert Einstein từng nói rằng trí tuệ xuất chúng của ông bắt nguồn từ khiếu hài hước của một đứa trẻ. Từ đó, cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh tính cách hài hước có liên quan tới trí tuệ của người trưởng thành.
Các nhà khoa học cho biết để khiến cho người khác cười, bạn phải có cả trí tuệ (IQ) lẫn khả năng nhận thức cảm xúc (EQ) để tạo ra những tình huống vượt qua mong đợi hoặc phán đoán của người đối diện.
Những phẩm chất này của người hài hước sẽ đóng góp rất lớn vào thành công của họ sau này, chẳng hạn như khả năng hấp dẫn người khác, thành lập và gắn kết nhóm, tổ chức lãnh đạo và hóa giải các mối xung đột.
Nhiều nhà nghiên cứu còn nói rằng chúng ta có các gen hài hước, thường được coi là gen tốt bởi tiến hóa có xu hướng giúp những người hài hước tăng khả năng có được bạn tình, giao phối và di truyền lại các gen của mình.
Tuy nhiên, trong khi tính hài hước đã được nghiên cứu nhiều ở người lớn, nó vẫn còn là một chủ đề khá mới mẻ ở trẻ em. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học như giáo sư Ugur Sak muốn thực hiện một nghiên cứu đề làm rõ vấn đề.
Họ đã tuyển chọn 217 đứa trẻ trong độ tuổi từ 10-12 ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho các em tham gia vào 2 bài kiểm tra. Bài kiểm tra thứ nhất được gọi là Thang đo trí thông minh Anadolu Sak, một bài kiểm tra IQ được thiết kế riêng dành cho trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ.
Kết quả cho thấy chỉ có 8% số trẻ em này có trí thông minh dưới trung bình, 59% ở mức trung bình, 15% ở mức khá và 17% những đứa trẻ thuộc nhóm thông minh cao. Theo hệ thống giáo dục của Thổ Nhĩ Kỳ, một đứa trẻ được coi là có trí thông minh trung bình nếu chỉ số IQ của chúng nằm trong khoảng 85-115.
Bài kiểm tra thứ hai khá đặc biệt. Những đứa trẻ sẽ được phát cho 10 trang truyện tranh và được yêu cầu hoàn thiện các bong bóng hội thoại của chúng để có được một mẩu truyện cười thú vị.
Một số câu chuyện đã có sẵn một vài hình vẽ để lấy bối cảnh, trong khi các câu chuyện khác được để trống để khai thác ý tưởng sáng tạo của các em. Tất cả sẽ được chấm điểm bởi một ban giám khảo gồm 5 họa sĩ và 2 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học hài hước.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ thuộc nhóm thông minh cao đã đạt trung bình 92/100 điểm trong nhiệm vụ sáng tác truyện tranh hài. Trong khi, nhóm có chỉ số IQ dưới trung bình chỉ đạt 54 điểm và điểm trung bình chung của cả nhóm là 78.
"Những đứa trẻ có trí thông minh càng cao thì tính hài hước của chúng lại càng cao", giáo sư Ugur Sak cho biết. "Nhóm trẻ rất thông minh sẽ vượt trội hơn tất cả các nhóm khác trong bài kiểm tra hài hước".
Tựu chung lại, các nhà nghiên cứu cho biết tính hài hước có thể dự đoán 68% trí thông minh của trẻ. Những đứa trẻ có tính hài hước cao cũng là những đứa trẻ có kiến thức chung cao hơn và khả năng suy luận bằng lời nói tốt hơn.
Bài kiểm tra khả năng hài hước thông qua việc sản xuất truyện tranh đánh giá được hai khía cạnh trong trí tuệ của trẻ, giáo sư Ugur Sak cho biết. Thứ nhất, nó cho thấy đứa trẻ có thể quan sát và đọc hiểu tình huống ở mức độ nào, và thứ hai, nó cho thấy khả năng ứng biến hài hước của chúng được biến tấu tới đâu.
Cả hai năng lực này đều đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và hòa nhập của trẻ với bạn bè. "Trong khi sự hài hước được người lớn sử dụng để giải trí, trẻ em chủ yếu dùng nó để được bạn bè chấp nhận", giáo sư Ugur Sak nói.
Trên thực tế, những đứa trẻ hài hước trong lớp cũng thường là những đứa trẻ tạo ra được nhiều mối quan hệ phức tạp nhất, với nhiều người nhất. Phần lớn, chúng sẽ rất được yêu mến nhưng đôi khi trò đùa của trẻ có thể bị coi là quá lố hoặc trở thành đáng ghét.
Đó là bởi những đứa trẻ phát triển khả năng hài hước với tốc độ khác nhau và trải qua các giai đoạn khác nhau, giáo sư Ugur Sak nói. Một trò đùa được coi và vui nhộn với người này, nhưng lại không phù hợp với người khác. Và nó còn tùy thuộc vào từng nền văn hóa, một khía cạnh mà trẻ chưa hiểu được.
Nói tóm lại, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tính hài hước của trẻ là một dấu hiệu biểu thị cho trí thông minh. Các bậc phụ huynh và giáo viên nên coi đó là một phẩm chất quý giá của con cái mình, từ đó, tìm kiếm các cách định hướng để trẻ có thể bộc lộ năng lực của mình trong các bối cảnh phù hợp.
Tham khảo Iflscience
Mời độc giả theo dõi video hấp dẫn trên giadinh.net.vn
Hà Nội -Người dân ‘thở phào’ nhẹ nhõm vì không phải test COVID khi đi xe khách liên tỉnh
Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp
Giáo dục - 22 giờ trướcTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
Giáo dục - 1 ngày trướcĐại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dự kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
Giáo dục - 1 ngày trướcThiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.
Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dụcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.