Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lựa chọn giới tính thai nhi: Sự kỳ thị cần chặn đứng

GiadinhNet - Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ được tường thuật trực tiếp trên Giadinh.net.vn từ 8 giờ sáng mai, ngày 3/11/2012.

> Giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh: ”Phải bình tĩnh, ứng xử phù hợp”

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là một vấn đề nóng, được sự quan tâm lớn của Chính phủ và toàn xã hội.

Ngành DS-KHHGĐ đã tích cực tham mưu cho Bộ Y tế để trình Chính phủ những đề xuất can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS. Ngay từ đầu năm 2012, thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và làm việc với 10 tỉnh có tỉ số MCBGTKS cao nhất trong cả nước và tổ chức Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh.

Hội thảo sẽ diễn ra trong vòng một ngày tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11A Lê Hồng Phong, Hà Nội và sẽ được tường thuật trực tiếp trên Giadinh.net.vn từ 8 giờ ngày mai, 3/11/2012. Mời độc giả quan tâm theo dõi.

Việc tuyên truyền giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thông qua các tiểu phẩm văn nghệ đã phát huy tính hiệu quả. Ảnh: Đ. Toàn.

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới, Phụ nữ LHQ, Quỹ Nhi đồng LHQ, Quỹ Dân số và Nhân quyền LHQ đã khẳng định: “Nơi nào không có tư tưởng“trọng nam khinh nữ” thì dù ở đó sẵn có các công nghệ tiên tiến để phát hiện giới tính thai nhi cũng sẽ không ai sử dụng. Do vậy ở đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng không xảy ra”- Đây là tổng kết quan trọng nhất của LHQ khi nghiên cứu các nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng như hiện nay.

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ gái

Ngay từ năm 1994, trong Chương trình hành động của Hội nghị Dân số và phát triển tại Cairô – Aicập, được thông qua với sự đồng thuận của 198 nước tham gia đã nhất trí: “Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ gái cũng như những nguyên nhân gốc rễ của tư tưởng “thích con trai”, gây ra những hành vi tai hại và phi đạo đức, liên quan đến lựa chọn giới tính và giết trẻ sơ sinh gái” và “Nâng cao nhận thức xã hội về giá trị của trẻ em gái, từ đó nâng cao lòng tự trọng và ưu thế của trẻ em gái”.

Sau 18 năm kể từ Hội nghị Dân số và phát triển tổ chức tại Cairô, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) không những chưa được khắc phục mà ngày càng trở nên nghiêm trọng trong lịch sử dân số và phát triển ở những nước vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

Theo số liệu năm 2010 của Trung tâm Meta châu Á: Vùng Tây Á có tỷ số giới tính khi sinh (SRB) là 118 trẻ trai/100 trẻ gái. Trong đó ở Trung Quốc 120, Nhật Bản và Hàn Quốc là 106, CHDCND Triều Tiên 110; Tại Trung Á là 107, với  nước đông dân nhất là Ấn Độ có SRB đạt 108, còn ở các nước khác giao động từ 104 -106; Ở các nước thuộc khối Asian tỷ số này là 105, loại trừ Malaysia là 107, còn ở các nước Đạo Hồi và đông giáo dân, SRB dao động từ 105- 106. Riêng Việt Nam là nước có SRB đứng thứ hai trong khu vực châu Á, có SRB đạt 111,2 (năm 2010) và 111,9 (năm 2011).

Nghiên cứu hiện tượng MCBGTKS trong gần 2 thập kỷ qua, các chuyên gia LHQ cho rằng: Truyền thống thừa kế của chế độ phụ hệ ở nhiều cộng đồng xã hội cùng với việc trông cậy vào sự hỗ trợ tài chính của con trai để bảo đảm an sinh khi về già cùng với nghi lễ mai táng chính là tiền đề quan trọng nhất trong các chuẩn mực xã hội, đã tạo ra giá trị lớn nhất của trẻ trai so với trẻ gái.

Ngoài ra, xu hướng giảm quy mô gia đình, đôi khi cũng do áp lực của chính sách hạn chế số con càng làm sâu sắc thêm tư tưởng gốc rễ thích con trai đẻ của mình. Và kết quả là tạo ra áp lực gia đình và xã hội rất lớn đối với người phụ nữ. Họ buộc phải sinh bằng được con trai. Sự thất bại của họ có thể dẫn đến những hậu quả bạo hành, sự từ bỏ của gia đình và thậm chí là cái chết. Do vậy, nhiều phụ nữ bất chấp sức khỏe, tính mạng của mình, buộc phải mang thai nhiều lần, cho đến khi có được con trai!

Mặc dù hiện nay có nhiều công nghệ tiên tiến giúp xác định giới tính và kèm theo là chọn lọc giới tính rất phổ biến nhưng đó chưa phải là nguyên nhân gốc rễ. Các chuyên gia LHQ cho rằng: “Nơi nào không có tư tưởng trọng nam khinh nữ thì dù sẵn có các công nghệ tiên tiến để phát hiện giới tính thai nhi thì cũng không ai sử dụng để lựa chọn giới tính”.

Giải pháp đồng bộ

Để chặn đứng tình trạng MCBGTKS, LHQ đã khuyến cáo cho các nước đang gặp và đối mặt với tình trạng này cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, nhu cầu cần thiết phải có những số liệu đáng tin cậy hơn để không những chứng minh mức độ nghiêm trọng thực sự của vấn đề mà còn có những tác động, can thiệp kịp thời. Những số liệu này là bằng chứng cần thiết để xây dựng và điều phối chính sách đúng đắn.

Thứ hai, những nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp khi sử dụng những công nghệ liên quan đến lựa chọn giới tính cần phải được xây dựng và ban hành thông qua tổ chức y tế.

Thứ ba, các giải pháp hỗ trợ cho trẻ em gái và phụ nữ cần được đặt đúng vị trí, bao gồm các giải pháp đảm bảo cho họ tăng cường tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục; các biện pháp nhằm nâng cao an sinh xã hội cho họ và các biện pháp như cung cấp những khoản thưởng cho các gia đình sinh con một bề là gái.

Thứ tư, các nước cần xây dựng, đẩy mạnh những điều luật, khung chính sách khả thi nhằm vào những nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới, dẫn đến sự lựa chọn giới. Chính sách cần thiết phải xây dựng trong các lĩnh vực như Luật thừa kế, của hồi môn, tài chính và bảo trợ xã hội ở tuổi già. Những chính sách và Luật này cần đảm bảo sự cam kết đối với các quyền của con người và bình đẳng giới.

Cuối cùng: Cần hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động vận động, nâng cao nhận thức để tăng cường các cuộc tranh luận, thảo luận trên các mạng xã hội. Rộng rãi hơn là trong các tổ chức dân sự để mở rộng sự thống nhất quan điểm về giá trị bình đẳng giữa trẻ gái và trẻ trai.
 

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo cho ngành Y tế xây dựng đề án nhằm đưa SRB trở về mức tự nhiên. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tổ chức 3 Đoàn kiểm tra do Lãnh đạo Bộ phụ trách trực tiếp đi kiểm tra tình hình xây dựng đề án, triển khai các giải pháp can thiệp mang tính đột phá và quyết liệt tại 10 địa phương có SRB cao nhất. Đến nay, nhiều tỉnh, thành cũng đã chủ động xây dựng các mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu MCBGTKS trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011 và giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 
PGS.TS. Trần Văn Chiến
(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top