Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lúc F0 thì nhẹ nhàng, trẻ bất ngờ diễn biến nguy kịch sau khi khỏi COVID-19

Thứ sáu, 14:51 11/02/2022 | Y tế

Mắc COVID-19 với triệu chứng nhẹ nhưng chỉ 2 tuần sau âm tính, một số trẻ bỗng nhiên diễn biến nặng, sốt cao, chi mát, huyết áp tụt mạnh...

BS Đinh Thế Tiến - khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), một trong 12 nhân viên y tế tham gia phòng khám hậu COVID-19 của viện này - cho biết, những ngày sau kỳ nghỉ Tết, lượng F0 khỏi bệnh trong đó có trẻ em đến khám khá nhiều.

Hầu hết các bé được bố mẹ cho đi khám cùng dù không có dấu hiệu triệu chứng. Với trẻ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt, bác sĩ không chỉ định lấy máu xét nghiệm hay chụp chiếu sau khi cân nhắc lợi ích - nguy cơ. Bố mẹ cần theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng.

Các bác sĩ cho hay thực tế tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 chuyển biến nặng và tử vong rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ dưới 17 tuổi mắc COVID-19 tử vong chỉ chiếm 0,34% (khoảng 130 trẻ) tổng số F0 tử vong ở nước ta. Ngoài ra, tỷ lệ phát hiện bệnh nặng sau khi mắc các triệu chứng hậu COVID-19 của nhóm này dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng sơ bộ cũng chiếm phần rất nhỏ.

Trẻ nhỏ cũng mắc biến chứng hậu COVID-19 nặng nề

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho hay qua theo dõi, trẻ em mắc COVID-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Tuy nhiên, thực tế qua quá trình khám hậu COVID-19 ở trẻ, các bác sĩ phát hiện tình trạng trẻ khi là F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ, nhưng sau khi khỏi bệnh, một số lại gặp các biểu hiện như: đau đầu, uể oải, mệt, đau cơ, tiêu chảy, đau khớp… Một số lại bị ảnh hưởng hoạt động thể lực, thể chất suy giảm, ho kéo dài, hồi hộp… Cá biệt, đã có những ca khi chuyển nặng phải thở máy, lọc máu, điều trị lâu dài, phải dùng kháng sinh liều cao, chi phí rất tốn kém…

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống chiều 10/2, ThS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – cho biết, vài tháng nay, viện tiếp nhận khám và điều trị hậu COVID-19 cho khoảng 50 ca. Đại đa số các bé đều có biểu hiện nhẹ tuy nhiên có 4 bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu.

Đáng nói, khi đang là F0 dương tính, các bé đều ở thể nhẹ nhưng khoảng 2-3 tuần sau khi âm tính, bé vào viện với nhiều triệu chứng hậu COVID-19, xét nghiệm cho thấy mắc bệnh ở tình trạng nặng mà người nhà không hề biết. Khi chụp chiếu, xét nghiệm, phát hiện bé đã tổn thương phổi, tim, thận, bị sốc tim, suy tim, viêm cơ tim...

Điển hình như bé T.N.K (6 tuổi, ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). 3 ngày trước khi vào viện bé sốt nhẹ, tiêu lỏng 2 lần/ngày. Nhập viện khi sốt cao, tiêu lỏng tới 5 lần/ngày, một ngày sau, bé mệt nhiều hơn, chi lạnh, môi tái, mạch nhanh, huyết áp chỉ còn 80/50, SpO2 90%.

Bé phải chuyển lên khoa Hồi sức tích cực chống độc và được chẩn đoán bị hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C), sốc tim. Cùng ngày, bé phải đặt ống nội khí quản, thở máy, truyền vận mạch, sử dụng kháng sinh để điều trị.

 - Ảnh 1.

Một trường hợp mắc hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C) điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh BSCC

Kết quả xét nghiệm COVID-19 của bé khi vào viện là âm tính nhưng 2 ngày sau, kết quả xét nghiệm nồng độ kháng thể IgG của cậu bé 6 tuổi rất cao kèm tiền sử gia đình của bé dương tính với COVID-19 khoảng 2 tuần trước đó.

Qua theo dõi, trẻ em mắc COVID-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19)".
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) từng tiếp nhận bé trai 5 tuổi (ở huyện Củ Chi) nhập viện do khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng kèm trụy tim mạch. Bé được chẩn đoán mắc MIS-C, gây ra sốc tim và viêm cơ tim. Do suy hô hấp nặng nên bé phải đặt nội khí quản thở máy.

Sau hơn 1 ngày điều trị, tình trạng tim mạch của bé cải thiện dần, bớt rối loạn nhịp… Kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 dương tính, xác nhận bé đã nhiễm COVID-19 trước đó. Qua 7 ngày hồi sức tích cực, bé được cai máy thở, giảm dần và ngưng thuốc vận mạch, tiếp tục được theo dõi.

Điều trị mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém

ThS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, với những trường hợp mắc MIS-C này tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trung bình tổng thời gian điều trị tại viện mất khoảng 2 tuần. Đến nay chưa có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên, kinh phí điều trị cho các bé rất tốn kém, lên đến hàng trăm triệu đồng do phải lọc máu, thở máy, sử dụng thuốc đắt tiền.

"Có những trường hợp gia đình khó khăn, không có khả năng chi trả, Bệnh viện đã kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ viện phí cho bé"- BS Nghĩa nói với PV Sức khỏe & Đời sống.

Nhiều người chủ quan cho rằng trẻ em mắc COVID-19 bị nhẹ, nhanh khỏi và không lưu ý đến vấn đề hậu COVID-19. Điều này rất nguy hiểm " - ThS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa -

Chia sẻ khuyến cáo với người dân về thực tế trẻ có thể bất ngờ trở nặng sau khi khỏi COVID-19, BS Nghĩa phân tích: Trẻ mắc hội chứng MIS-C nếu không chẩn đoán chính xác, kịp thời điều trị đúng hướng thì nguy cơ tử vong rất cao, chi phí lớn. Nếu trong gia đình có trẻ mắc COVID-19, gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính ít nhất 2-3 tuần, gia đình cần theo dõi sát, đi khám, thậm chí phải theo dõi tới 2-3 tháng sau. Nếu có dấu hiệu hậu COVID-19 cần phải đi khám ngay.

Võ Thu (ghi)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 23 giờ trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 1 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 1 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top