Lương 8 triệu/tháng quanh năm đi ăn hàng, 9X dư tài khoản 100 triệu
Bị nhiều người chỉ trỏ vì lương chỉ 8 triệu đồng/tháng, ở nhà thuê lại quanh năm đi ăn hàng, song ít ai biết, dù lê la hàng quán ăn hết món này đến món khác, cô nàng 9X tên Phương Nhã vẫn tiết kiệm được cả trăm triệu đồng/năm.
Ra trường đi làm được gần một năm, Nguyễn Lê Phương Nhã (sinh năm 1995) ở Đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu thích lê la hàng quán ăn uống. Đến nay, sau 4 năm đi làm, mức lương của Nhã vẫn chỉ 8 triệu đồng/tháng nhưng tần suất đi ăn hàng này một nhiều hơn. Đôi khi, cả tuần liền cô không tự nấu ăn được một bữa nào.
Nhiều người chỉ trỏ nói cô nói lương thấp, còn ở nhà thuê mà tiêu xài hoang phí, đi ăn hàng quanh năm ngày tháng.
Nhã thừa nhận, sau 4 năm làm công việc hành chính đúng chuyên ngành mình học, khá nhàn nên lương cũng chỉ được 8 triệu đồng/tháng. So với bạn bè cùng trang lứa, lương của cô thuộc diện thấp. Khoản tiền này cũng vừa đủ để cô thuê một căn phòng, trang trải chi phí sinh hoạt, mua sắm váy áo, biếu bố mẹ hàng tháng. Tính ra, cô không dư đồng nào, đôi khi còn bị âm.
Còn chuyện đi ăn hàng quanh năm, Nhã tiết lộ, những lần đi ăn đó đều được chủ hàng miễn phí hoàn toàn, thậm chí cô được trả phí từ 600.000 đồng cho tới cả triệu đồng mỗi lần.
Cô nàng 9X Phương Nhã cho biết, những năm nay, những người đi ăn được miễn phí như cô không hiếm, thậm chí có một lực lượng đông đảo các bạn trẻ làm công việc này. Mọi người thường gọi là food reviewer - tức người đi ăn và đánh giá các món ăn, giới thiệu cho người khác thông qua các kênh trên nền tảng mạng xã hội.
Các tài khoản mạng xã hội của Nhã không hot, rất ít người theo dõi. Nhưng các fanpage, hội nhóm trên mạng xã hội chuyên về ăn uống hiện nay nhiều, lượng follow (người theo dõi) lên tới hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu. Cô có sở thích đi ăn, chụp ảnh viết review đăng lên những hội nhóm này.
“Cũng giống như người khác, mình đi ăn đều tự bỏ tiền túi. Chụp ảnh rồi viết review đăng lên chỉ để cho vui, chia sẻ địa chỉ ăn ngon, không ngon cho mọi người cùng biết”, Nhã nói. Sau đó, cô bắt đầu được các chủ nhà hàng liên hệ, mời đến ăn trải nghiệm được trả phí, bởi họ thấy những bài review mà cô viết nhận được rất nhiều tương tác trên mạng xã hội.
Cũng từ đó, Nhã có thêm nghề tay trái là food reviewer.
Cô chia sẻ, những ngày đầu tiên làm một food reviewer, các hàng quán nhắn tin mời không nhiều. Cô nàng cũng chưa tự tin với những bài review của mình nên chọn cách đến ăn trải nghiệm, không lấy phí các chủ hàng, hoặc chỉ lấy phí khi bài đạt lượng tương tác nhất định. Mức phí mới đầu cô nhận cũng chỉ trên dưới 500.000 đồng/bài.
Làm được một thời gian thì Nhã bắt đầu quen và tự tin hơn. Các chủ nhà hàng, quán ăn cũng mời cô tới ăn trải nghiệm rồi viết bài quảng bá nhiều hơn. Mỗi lần như vậy, cô không chỉ được ăn miễn phí mà khi về còn được trả từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng tuỳ thoả thuận. Việc này vừa giúp cô được thưởng thức các món ăn ngon, mới lạ, lại vừa giúp cô tiết kiệm được một khoản tiền ăn lớn mỗi tháng.
Công việc của Nhã là làm giờ hành chính. Thế nên, buổi trưa và buổi tối các ngày trong tuần cô đều có thể tranh thủ đi ăn trải nghiệm. Có buổi sẽ đi ăn đồ nướng, đồ Nhật, Hàn, đồ ăn vặt, các món ăn hot trend, món mới lạ, hoặc trải nghiệm đồ uống mới là các loại trà, cà phê...
Theo Nhã, để làm food reviewer cũng cần có cái duyên, biết chụp ảnh sao cho món ăn ngon, bắt mắt, viết review hấp dẫn, song quan trọng nhất là phải có viết chân thật theo đúng những gì mình cảm nhận.
Nguyên tắc của cô mỗi lần đi ăn trải nghiệm là sẽ nhận xét góp ý đúng về chất lượng đồ ăn, ngon hay không ngon, điểm nào được và chưa được.
Nếu đồ ăn, thức uống đạt từ 7-8 điểm trở lên (thang điểm tự đặt ra theo cảm nhận được mình), cô sẽ review trên các hội nhóm để quảng bá cho quán. Còn số điểm thấp hơn thì cô từ chối làm. Bởi, đồ ăn không ngon, thức uống dở tệ mà về vẫn cố viết để lấy tiền thì uy tín bản thân bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ không ai tin tưởng những bài review của cô nữa.
"Cũng may, đến thời điểm này gần như mình chưa bị cộng đồng mạng phản ứng vì review không chuẩn. Mọi người thường đồng tình với bài viết của mình", Nhã nói.
Một tuần trung bình cô nhận đi ăn uống trải nghiệm khoảng 8-10 lần. Trong đó, 2 ngày cuối tuần thường lịch đi ăn trải nghiệm kín cả trưa lẫn tối. Thậm chí, nếu nhận được lời mời trải nghiệm đồ uống, cô còn có thể tận dụng hết khoản thời gian cuối tuần. Đây chính là lý do cô bị mọi người chỉ trỏ lương thấp nhưng suốt ngày đi ăn hàng.
Song, ít ai biết rằng nhờ công việc tay trái này mà mỗi tháng cô có thể kiếm được khoảng từ 15-20 triệu đồng. Thế nên, dù đi làm lương chỉ 8 triệu đồng/tháng nhưng mỗi năm, Nhã vẫn tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng.
Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, dịch vụ ăn uống có một khoảng thời gian dài bị “đóng băng”. Thu nhập từ công việc food reviewer của cô bị giảm đáng kể. Nhưng thời điểm này, hàng quán được mở bán trở lại, chủ hàng tranh thủ quảng bá, cô cũng nhận được nhiều lời mời đi ăn trải nghiệm hơn. Nhiều khi còn phải từ chối bớt vì không sắp xếp được thời gian.
Nhã cho biết, công việc này của cô có chiều hướng tốt lên. Vì vậy, cô tính toán có thể sang năm cô sẽ mua một căn hộ nhỏ khoảng 45m2 từ khoản tiền tiết kiệm của mình sau 4 năm làm một food reviewer. Khoản tiền này chưa đủ, phải vay thêm nhưng cô sẽ cố gắng kiếm tiền bằng công việc đi ăn trải nghiệm để thực hiện mơ ước có một căn nhà cho riêng mình ở Hà Nội.
Theo Châu Giang
Vietnamnet
Nuôi nghìn con rắn quấn nhau trong bể xi măng, thanh niên lãi nửa tỷ 1 năm
Xu hướng - 1 ngày trướcHàng nghìn con rắn ri voi và ri cá quấn nhau trong các bể xi măng ở trang trại của thanh niên miền Tây, giúp anh này thu về gần nửa tỷ đồng/năm.
Khởi nghiệp từ những món quà tặng mẹ, chàng trai 9X mang về doanh thu 'khủng'
Xu hướng - 1 ngày trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
Giảm ăn hàng Thái, chỉ 1 tháng Trung Quốc vung 16.000 tỷ mua ‘vua trái cây Việt’
Xu hướng - 1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
Gác bằng đại học, cô gái 9X về quê nuôi chó, doanh thu 1 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 2 ngày trướcTốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định với mức thu nhập khá nhưng Kim Ngân vẫn quyết định nghỉ việc để nuôi chó Corgi. Đến nay, công việc này đêm lại cho cô doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 3 ngày trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 3 ngày trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 6 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 6 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 1 tuần trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.